LIB 6030 - Chính sách và chiến lược thông tin quốc gia

Thứ sáu - 20/08/2021 10:25
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
--------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN QUỐC GIA

Policy and strategy of national information
 
  1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
* Giảng viên 1
    • Họ và tên: Nguyễn Hữu Hùng
    • Học hàm, học vị: PGS.TS.
    • Địa chỉ liên hệ: 5/17 Vân Hồ, Hà Nội
    • Điện thoại: 0985067040
    • Email: hungcim@gmail.com
    • Các hướng nghiên cứu chính: Những vấn đề lý luận củaThông tin học; Hệ thống thông tin; Quản trị Thông tin & Tri thức; Thông tin & Đổi mới; Xã hội thông tin & Chính sách thông  tin .
* Giảng viên 2
    • Họ và tên: Trần Thị Quý
    • Học hàm, học vị: PGS.TS.
    • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
    • Địa điểm làm việc: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
    • Địa chỉ liên hệ: Nhà A, Phòng 411, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Điện thoại: 0913525419
    • Email: tranthiquy@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Thư viện học. Tự động hóa hoạt động thông tin-thư viện; Đánh giá sản phẩm & dịch vụ thông tin thư viện. Thông tin chuyên biệt (Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; Chính sách thông  tin quốc gia; Thông tin KH&CN...); Xử lý thông tin; Phân loại khoa học & phân loại tài liệu; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin, thư viện.
  1. Thông tin chung về học phần
    • Tên môn học: Chính sách & Chiến lược thông tin Quốc gia
    • Mã môn học: LIB 6030
    • Môn học: Lựa chọn
    • Số tín chỉ:     2
    • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết:                      20
+ Cemina-Bài tập:             10
+ Thực hành - Thực tập:    00
+ Tự học, tự nghiên cứu : 00
    • Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học:
+ Khoa Thông tin - Thư viện
+ Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
+ Điện thoại: 04-8583903
  1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
    1. Mục tiêu chung của học phần:
Sau khi học xong học phần “Chính sách & Chiến lược thông tin Quốc gia” người học nắm được bản chất các khái niệm chiến lược và chính sách Thông tin, quan hệ của chính sách thông tin với các chính sách công và vai trò của chúng đối với sự phát triển. Học viên cần nắm vững các bước hoạt định một chính sách thông tin và những nội dung cơ bản cần được thể hiện trong văn bản của một chính sách thông tin phục vụ cho công cuộc phát triển.
3.2..Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức

- Hiểu rõ bản chất khái niệm chính sách thông tin và các cách tiếp cận để khảo sát chúng;
- Hiểu được vai trò của chính sách thông tin trong xã hội
-Phân tích được các tiếp cận tới chính sách và các loại chính sách  thông tin phục vụ phát triển
- So sánh được các loại chính sách thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội
- Nắm vững phạm vi và Các công cụ của chính sách  thông tin
- Nhận biết được và nắm vững các bước trong quy trình hoạch định chính sách  thông tin trong các cấu trúc tổ chức khác nhau
- Hiểu được bản chất các loại tác động của chính sách  thông tin
- Biết tổ chức nhóm thực hiện chính sách thông tin trong các tổ chức
3.2.2. Về kỹ năng
- Phân biệt được các loại chính sách  thông tin
- Xác định được vai trò của chính sách thông tin trong tổ chức
- Phân biệt và phân tích được các công cụ của chính sách thông tin phục vụ phát triển trong các cấp tổ chức
- Phân tích và trình bày được các bước trong qua trình hoạch định chính sách thông tin phục vụ phát triển trong các cấp tổ chức
- Đánh giá được các tác động của chính sách thông tin đén hoạt động của các tổ chức trong quá trình phát triển
- Thành thạo thực hiện Quy trình hoạch định chính sách thông tin trong các tổ chức phục vụ phát triển kinh tế xã hội
3.2.3. Về thái độ
- Quan tâm và hứng thú với môn học “Chính sách Thông tin quốc gia”
- Có thái độ trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách  thông tin trong các tổ chức
- Tuân thủ các quá trình xây dựng các chính sách thông tin
- Có hành động tích cực và coi trọng trong việc hoạch định và phát triển chính sách thông tin trong các tổ chức
  1. Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung học phần “Chính sách & Chiến lược thông tin Quốc gia” gốm có 03 chương, tương ứng với 3 nội dung lớn. Nội dung thứ nhất đề cập đến những vấn đề lý luận chung về chính sách thông tin phục vụ phát triển. Cụ thể đi sâu phân tích bản chất  khái niệm chính sách thông tin, vai trò của chính sách thông tin  trong quốc gia và trong các loại tổ chức, phạm vi của chính sách và  Các công cụ thực thi chính sách thông tin phục vụ phát triển. Nội dung lớn thứ hai đề cập đến quy trình hoạch định và thực thi chính sách bao gồm các bước liên hoàn co quan hệ mật thiết với nhau. Nội dung lớn thứ ba đề cập đến nội dung lớn cần được thể hiện trong một chính sách thông tin phục vụ cho phát triển quốc gia và trong các tổ chức.
  1. Nội dung chi tiết học phần
    1. Nội dung cốt lõi 
Học viên cần nắm được nội dung cơ bản các khái niệm liên quan đến chiến lược và chính sách thông tin phục vụ phát triển. Hiểu rõ cấu trúc nội dung và vai trò của chiến lược và chính sách thông tin trong các tổ chức. Các cách tiếp cận và các công cụ thể hiện chiến lược và chính sách thông tin trong xã hội. Các cấp độ quản lý và các loại hình quyết định của lãnh đạo. Tính chất và bản chất quy trình trong việc xây dựng và triển khai chiến lược và chính sách thông tin trong các cấp tổ chức xã hội . Đặc điểm và nội dung cốt lõi cần thể hiện trong chiến lược và chính sách thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong các quốc gia.
2. Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
CHƯƠNG 1. Lý luận chung về Chiến lược & Chính sách thông tin
    1. Một số khái niệm cơ bản
      1. Khái niệm về chiến lược và chính sách
      2.  Chính sách thông tin và chiến lược thông tin
      3. Chính sách thông tin và Chính sách công
1.2. Vai trò của chiến lược và chính sách thông tin
1.3. Phạm vi của chính sách thông tin
1.4. Tiếp cận chính sách thông tin trong xã hội
1.4.1. Ma trận chính sách thông tin
1.4.2. Tiếp cận kịch bản
1.4.3. Tiếp cận quá trình
1.4.4. Tiếp cận theo mục tiêu
1.4.5. Tiếp cận theo kế hoạch hóa
1.4.6. Tiếp cận tổng hợp
1.5. Các công cụ của chính sách
1.5.1. Khái quát về các công cụ của chinh sách
1.5.2. Pháp chế
1.5.3. Hành chính
1.5.4. Tổ chức
1.5.5. Các chương trình
1.5.6. Các chuẩn
1.5.7. Truyền thông
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THÔNG TIN
2.1. Nhận dạng vấn đề
2.1.1. Đặc điểm của vấn đề
2.1.2. Loại vấn đề
2.1.3. Trình bày vấn đề
2.2. Xác định mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu và các loại mục tiêu
2.2.3. Mục tiêu trong (tự thân)
2.2.2. Mục tiêu ngoài
2.3. Soạn thảo chiến lược và chính sách
2.3.1. Xử lý thông tin
2.3.2. Phương án và tối ưu phương án
           2.3.3. Sắp xếp và Phân bố các nguồn lực
2.4. Tổ chức thực hiện
2.4.1. Tổ chức các chương trình và hoạt động
2.3.2. Văn bản pháp quy và chế tài
           2.3.3. Sử dụng các nguồn lực
2.5. Đánh giá kết quả
2.4.1. Tác động tích cực
2.4.2. Tác động tiêu cực
           2.4.3. Tác động ngoại biên
           2.4.4. Sử dụng và điều chỉnh các nguồn lực
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THÔNG TIN QUỐC GIA PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Thành phần nội dung
3.1.1. Nhận dạng vấn đề
3.1.2. Xác định các mục tiêu
3.2. Các lĩnh vực nội dung của chiến lược và chính sách
3.2.1. Các loại nhu cầu thông tin trong phát triển
3.2.2. Sản sinh và tạo lập thông tin
          3.2,3 Truy cập thông tin
3.3.4. Phân phối và cung cấp thông tin
3.3.5. Sử dụng thông tin
3.3.6. Hạ tầng cơ sở thông tin và các trang thiết bị
3.3.7. Nguồn lực đảm bảo
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
(Nếu có)
Chương 1 06 02     08
Chương 2 06 02     08
KIỂM TRA GIỮA KỲ   02     02
Chương 3 08 02     10
ÔN TẬP, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC   02     02
Tổng 20 10     30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
  1. Nguyễn Hữu Hùng. Tập bài giảng về Chiến lược và Chính sách Thông tin. H., 2013.
  2.  Nguyễn Hữu Hùng. Thông tin: Từ lý luận tới thực tiễn. H., Văn hóa & thông tin. 2005, 835 tr.
  3. Nguyễn Hữu Hùng. Một số quan điểm về xây dựng chính sách quốc gia về thông tin trong thời kỳ CNH, HĐH. Kỷ yếu Hội thảo khoa học. H., 1998
  4. Grieves.M. Information Policy in the Electronic Age. Browker, 1998. 270p.
  5. UNESCO’s general Information Programme: The Characteristics, Activities and Accomplishment.- Informamation Development, Vol. 4, 1988, pp 208-238.
  6. Gray, J. National information Policies: Problems and Progress. London, 1988
  7. Montviloff V. National information Policies. Hanbook on the formulation, approval, implementation and operation of  Information Policy. Paris, Unesco, 1990.
  8.  Moore N, . Information Policy and strategic development: a framework for the analysis of policy objectives.- Aslib Proceedings, 1993, 45, 280-285.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
  1. Chương trình phát triển CNTT và việc phát triển kinh tế ở nước ta/ Phan Đình Diệu (Báo cáo tại Hội thảo quốc gia về kinh tế thông tin trong Chương trình công nghệ thông tin họp tại Hà Nội, 1995).
  2. Những nguyên tắc của chính sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin.- TC Những vấn đề Thông tin hóa, 1977,số 3 (T. Nga)
  3. Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ).
  4. Kedrovskii O.V. Nguồn lực thông tin và chính sách thông tin. TC Thông tin KH&CN, 1998, Số 7 (Nga)
  5. Tumannova M.A. Chính sách thông tin của các nước Tây Âu. TC Những vấn đề của Hệ thống thông tin, 1995, Số 8 (Nga)
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)

 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
1 - Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Tích cực phát biểu xây dựng bải
10% Cá nhân

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
2 Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung:1,2 đạt yêu cầu 30% Cá nhân

8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
3 Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầu.

60%

Cá nhân

8.4. Lịch thi, kiểm tra
          - Theo quy định của Trường và Khoa

 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây