LIB 6037 - Người dùng tin trong môi trường số

Thứ sáu - 20/08/2021 23:15
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-----------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

NGƯỜI DÙNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Information user in digital age

1. Thông tin về giảng viên
1. 1. Giảng viên 1

Họ và tên: Trần Thị Minh Nguyệt
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
Địa chỉ liên hệ: Số 405 Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: NR: 8362 970, DĐ: 0913.02 82 92.
Email:
tmnguyet@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về thư viện học và thông tin học; Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin; Nghiên cứu văn hoá đọc; Nghiên cứu phát triển hoạt động thư viện thiếu nhi.
1. 2. Giảng viên 2
Họ và tên: Vũ Văn Nhật
Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ.
Thời gian làm việc: Hưu trí
Địa chị liên hệ: Nhà riêng, 122 phố Nguyễn An Ninh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
Điện thoại: 04.6620200 / 0904.631318
Email: vuvannhattttv@yahoo.com.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Thư viện - Thư mục học; Thông tin kinh tế; Marketing và Tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin - thư viện.
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Người dùng tin trong môi trường số
Mã môn học: LIB 6037
Số tín chỉ: 2.
Môn học: Bắt buộc
Yêu cầu đối với môn học:
+ Yêu cầu trang thiết bị để phục vụ môn học: Phòng học giảng lý thuyết và thảo luận nhóm; Máy chiếu projecter, máy tính, màn hình, bảng, phấn.
+ Môn học tiên quyết: Lý luận thư viện hiện đại
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học:
          Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học XH&NV
          Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân,Hà Nội.
          Điện thoại/Fax: 04-8583903
          E-mail: thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
    1. Mục tiêu chung của học phần
Môn học cung cấp cho học viên những hiểu biết về đặc điểm tâm lý người dùng tin, vai trò của người dùng tin trong hoạt động thông tin - thư viện; những tác động của môi trường điện tử tới hoạt động thông tin thư viện, qua đó ảnh hưởng tới nhu cầu tin cũng như tập quán của người dùng tin; kỹ năng giao tiếp với người dùng tin trong môi trường điện tử.
Kiến thức:
  • Hiểu được vai trò của người dùng tin trong hoạt động thông tin- thư viện,
  • Nắm được đặc điểm tâm lý người dùng tin trong quá trình tiếp nhận và sử dụng thông tin
  • Hiểu được đặc điểm của môi trường điện tử và sự hình thành của môi trường điện tử
  • Nắm được những biến đổi trong hoạt động thông tin - thư viện dưới tác động cuả môi trường điện tử.
  • Hiểu được những biến đổi trong nhu cầu tin và tập quán tiếp nhận/ sử dụng thông tin của người dùng tin trong môi trường điện tử
  • Hiểu được yêu cầu thay đổi kỹ năng ứng xử với người dùng tin trong môi trường điện tử
Kỹ năng:
  • Nhận dạng nhu cầu tin của người dùng tin trong môi trường điện tử.
  • Nhận dạng sự biến đổi tâm lý của người dùng tin trong môi trường điện tử.
  • Có kỹ năng thích hợp giao tiếp với người dùng tin trong môi trường điện tử.
Thái độ
  • Có thái độ linh hoạt trong đánh giá người dùng tin
  • Tôn trọng người dùng tin
4. Tóm tắt nội dung môn học
          Nội dung môn học trình bày vị trí vai trò của người dùng tin trong hoạt động thông tin thư viện cũng như trong các mối quan hệ xã hội khác; Tâm lý người dùng tin trong việc tiếp nhận và sử dụng thông tin; Đặc điểm của môi trường điện tử đối với hoạt động thông tin - thư viện, qua đó với người dùng tin và nhu cầu / tập quán sử dụng thông tin của họ; kỹ năng giao tiếp với người dùng tin trong môi trường điện tử.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1: Những vấn đề chung về người dùng tin, môi trường điện tử và sự biến đổi trong hoạt động thông tin- thư viện

1.1.  Những vấn đề chung về người dùng tin và nhu cầu tin
          1.1.1. Khái niệm người dùng tin và nhu cầu tin
          1.1.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến người dùng tin và nhu cầu tin
1.1.3. Các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và sử dụng thông tin của người dùng tin
1.2. Sự hình thành và phát triển của môi trường điện tử trong xã hội hiện đại
1.2.1. Đặc điểm của xã hội hiện đại
1.2.2. Đặc điểm của  môi trường điện tử
1.2.3. Sự hình thành và phát triển của môi trường điện tử
1.3 Tác động của môi trường điện tử tới hoạt động thông tin - thư viện
1.3.1. Biến đổi cách thức tổ chức và lưu trữ thông tin/ tài liệu
1.3.2. Biến đổi phương thức tổ chức và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin -  thư viện
1.3.3. Thay đổi phương thức quản lý
Chương 2: Sự biến đổi nhu cầu tin/ tập quán tiếp cận và sử dụng thông tin của người dùng tin trong môi trường điện tử
2.1. Nhu cầu tin trong môi trường điện tử

2.1.1. Nội dung thông tin
2.1.2. Hình thức thông tin
2.1.3. Ngôn ngữ thông tin
2.2. Tập quán tiếp nhận và sử dụng thông tin
2.2.1. Định hướng nguồn thông tin
2.2.2. Tìm tin
2.2.3. Đánh giá thông tin
2.2.4. Sử dụng thông tin
Chương 3: Giao tiếp với người dùng tin trong môi trường điện tử
3.1. Đặc điểm giao tiếp với người dùng tin trong môi trường điện tử
3.1.1. Giao tiếp người - máy
3.1.2. Không giới hạn thời gian và không gian
3.2. Kỹ năng giao tiếp với người dùng tin
3.2.1. Kỹ năng trình bày thông tin
3.2.2. Kỹ năng bao gói thông tin
3.2.3. Kỹ năng phản hồi
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 7 3     10
Chương 2 5 3 2   10
Chương 3 5 2 3   10
Tổng 17 8 5   30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc

1. Trần Thị Minh Nguyệt. Bài giảng Người dùng tin và nhu cầu tin.- Hà nội, 2008.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
Tài liệu tiếng Việt
    1. Hoàng Anh- Nguyễn Kim Thanh. Giao tiếp sư­ phạm. H, 1995
    `2. Bolton R. Rèn luyện kỹ năng nghe nói và phư­ơng pháp truyền đạt. Duy Thịnh biên dịch.-Đồng Nai, 1999.
    3. Phạm Vũ Dũng. Văn hoá giao tiếp.- H.: Văn hoá thông tin,1996.- 274 tr.
    4. Nguyễn Văn Lê. Vấn đề giao tiếp.  NXB Giáo dục. H,1992
    5. Trần Tuấn Lộ. Khoa học và nghệ thuật giao tiếp. NXB tổng hợp Đồng Tháp, 1995
Tài liệu tiếng nước ngoài
    1. Devadason F.J., Lingam P.P. A Methodology for the Identification of Information Needs of  Users // IFLA Journal.- 1997.- Vol 23 N01.- p. 41-51.
    2. Evchiukhina E.A. Problemy informasionnoi potrebnosti subekta // Naychno- chekhnhicheskaia informasia.-1989.-No6.-c.2-4.
3. Fisher, K. E., & Julien, H. (Accepted, 2009). Information behavior. Annual Review of   Information Science & Technology, Vol., 43. B. Cronin (Ed). Medford, NJ: ASIST and Information Today. (Refereed)
    4. Fisher, K.E., Erdelez, S. and McKechnie, L. (2005), Theories of Information Behaviour, Information Today, Medford, NJ (ASIST Monograph Series).
    5. Fjallbrant N. User Education and Information technology // IFLA Journal .- 1990 .- Vol 16 .- p. 405-413.
6.  Marchionini, G. (1997). Information Seeking in Electronic Environments.- Cambridge University Press.- 224 pages.
7. Naumer, C. M., & Fisher, K. E. (Accepted, 2008). Information needs: Conceptual and empirical developments. In M. Bates and M. N. Maack, (Eds.), Encyclopedia of Library and Information Sciences. Taylor & Francis. (Refereed)

8. Norman, K.E. (2008). Cyberpsychology: An Introduction to Human-Computer Interaction. Cambridge University Press.- 434 pages
    9. Serbiski G.I. Informasia y poznovatenaia potrebnost.- Minxk, 1983.-160 tr.
    10. Wedgeworth R. A. View toward library Users// IFLA Journal.- 1996 .- Vol 22 .- N04.- p. 277 - 279.
11. Wilson, T.D. (2005), “Evolution in information behaviour modelling: Wilson’s model”, in Fisher,K.E., Erdelez, S. and McKechnie, L. (Eds), Theories of Information Behaviour, Information Today, Medford, NJ, pp. 31-6 (ASIST Monograph Series).
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: 10%

Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.3. 8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần:  60%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.4. Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định)

 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây