English for library and information profesionals - Tiếng anh chuyên ngành Thông tin Thư viện

Thứ bảy - 21/08/2021 03:32
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-------------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN        

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN

English for library and information professionals
 
  1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
 1.1. Giảng viên 1
    • Họ và tên: Nghiêm Xuân Huy
    • Học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
    • Thời gian làm việc: các ngày trong tuần
    • Địa điểm làm việc: Ban Khoa học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội         
    • Địa chỉ liên hệ: Ban KHCN, Phòng 706, Tòa nhà Điều hành ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
    • Điện thoại: 04.3754 7670 (số máy lẻ: 736)
    • Email: nghiemhuy@gmail.com
    • Các hướng nghiên cứu chính: Kiến thức thông tin; Dịch vụ thông tin tham khảo; Phân tích và thiết kế hệ thống; Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin - thư viện
    1.2. Giảng viên 2:
    • Họ và tên: Đỗ Văn Hùng
    • Học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ
    • Thời gian làm việc: các ngày trong tuần
    • Địa điểm làm  việc: Khoa TTTV, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội        
    • Địa chỉ liên hệ: Khoa TTTV, Trường ĐHKHXH&NV, 336. Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Điện thoại:
    • Email: hungdv@gmail.com
    • Các hướng nghiên cứu chính:
  1. Thông tin chung về học phần
    1. Tên môn học: Tiếng Anh chuyên ngành thông tin - thư viện
    2. Mã môn học: English for library and information profesionals
    3. Môn học: - bắt buộc:        
                  -  lựa chọn:
    1. Số tín chỉ: 02
    2. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lên lớp: 30
+ Thực hành:
+ Tự học: 0
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách học phần:
Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
    1. Mục tiêu chung của học phần:
Môn học hướng đến trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng và tâm thế chủ động trong việc tiếp cận, nghiên cứu và chuyển ngữ các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; giúp người học có thể nâng cao năng lực nghiên cứu, tự trau dồi, cập nhật kiến thức chuyên môn thông qua việc khai thác, sử dụng hiệu quả các tài liệu học thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh.
3.2.   Chuẩn đầu ra của học phần (CĐR về kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ)
3.2.1. Về kiến thức
- Nắm vững kiến thức về từ vựng, văn bản tiếng Anh trên ngữ liệu chuyên ngành thông tin - thư viện ở mức độ tương đương với trình độ yêu cầu đối với bậc đào tạo thạc sĩ  
- Nắm vững cách chuyển các thuật ngữ và văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt, các đặc thù của hệ thống thuật ngữ tiếng Anh - tiếng Việt trong khoa học thông tin - thư viện ở trình độ tương ứng bậc đào tạo thạc sĩ;
- Hiểu được những kiến thức chuyên môn của ngành thông tin - thư viện bằng ngôn ngữ tiếng Anh để phục vụ cho các hoạt động tự đào tạo và nghiên cứu.
3.2.2. Về kỹ năng
- Thành thạo kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết, dịch tiếng Anh chuyên ngành thông tin - thư viện tương đương với trình độ yêu cầu đối với bậc đào tạo thạc sĩ.
- Thành thạo kỹ năng áp dụng ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng tiếng Anh trong trình bày các vấn đề liên quan đến chuyên ngành thông tin - thư viện.
- Có kỹ năng đọc hiểu ở các hình thức khác nhau đối với các văn bản về khoa học thông tin - thư viện ở mức độ tương đương với bậc đào tạo thạc sĩ   .
- Sử dụng thành thạo các thuật ngữ để diễn đạt (đọc và viết) bằng tiếng Anh về các chủ đề cụ thể liên quan đến chuyên ngành Thông tin-Thư viện.
3.2.3. Về hành vi/thái độ
          - Ý thức được rõ tầm quan trọng của việc thành thạo ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.
          - Hình thành được tư duy khoa học và phản biện trong tiếp cận và sử dụng các văn bản khoa học.
- Yêu thích môn học để từ đó có thói quen đọc sách chuyên ngành Thông tin - Thư viện bằng tiếng Anh, đồng thời chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh khi có cơ hội
  1. Tóm tắt nội dung học phần (Tóm tắt trong khoảng 150 từ)
Nội dung học phần là sự tập hợp các chủ đề  bằng tiếng Anh về các nội dung chuyên môn gắn với các hoạt động và quy trình thông tin - thư viện (từ bổ sung, trao đổi tài liệu, phân tích, xử lý tài liệu, tổ chức bảo quản tài liệu, công tác phục vụ, hoạt động đào tạo người dùng tin, hoạt động marketing sản phẩm dịch vụ TTTV) giúp người học vừa củng cố kiến thức chuyên môn, vừa làm giàu vốn từ vựng và củng cố ngữ pháp tiếng Anh chuyên ngành.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1.   Nội dung cốt lõi (Học viên phải biết): Vốn từ vựng chuyên ngành thông tin thư viện; năng lực đọc và hiểu tài liệu học thuật chuyên ngviết bằng tiếng Anh.
5.2.  Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THÔNG TIN VÀ THƯ VIỆN -- CHAPTER 1: AN INTRODUCTION TO INFORMATION AND LIBRARY
1.1. Thông tin chung -- General Information
          1.1.1. Định nghĩa các thuật ngữ -- Definition of terms
          1.1.2. Vai trò của thông tin và thư viện trong xã hội -- The role of information and library in society
          1.1.3. Các đặc điểm chung của thư viện -- Features of library
1.1.4. Các phương tiện ghi chép thông tin -- Types of medium for recording information
1.2. Cấu trúc tổ chức của cơ quan thông tin thư viện  -- Organizational Structure
1.2.1. Ban Giám đốc -- Directorate
1.2.2. Bộ phận phục vụ - Public services Department
1.2.3. Bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ -- Technical services Department
1.3. Các hành động quản lý thư viện - library management activities
          1.3.1.  Lập kế hoạch -- Planning
          1.3.2. Tổ chức - Organizing
          1.3.3. Lãnh đạo - leading
          1.3. 4. Kiểm soát  -- Controlling
CHƯƠNG 2: XỬ LÝ TÀI LIỆU THƯ VIỆN - MATERIALS PROCESSING
2.1. Thông tin chung -- General Information
2.1.1. Các khái niệm -- Concept
2.1.2. Các chuẩn kỹ thuật trong xử lý tài liệu thư viện - Library professional standards
2.2. Phân loại tài liệu thư viện - Classification
          2.2.1. Khung phân loại - Library Classification Systems
          2.2.2. Các nguyên tắc phân loại tài liệu - Principles for Classifying
2.2. Biên mục tài liệu - Cataloging
          2.2.1. Mô tả tài liệu - Descriptions of materials
          2.2.2. MARC 21
          2.2.3. AACRII
2.3. Định chủ đề và định từ khóa - Subject heading and keywords
          2.3.1. Giới thiệu các bộ công cụ - Tools
          2.3.2. Các nguyên tắc định chủ đề
          2.3.3. Các nguyên tắc định từ khóa
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN VỐN TÀI LIỆU - COLLECTION DEVELOPMENT
3.1. Thông tin chung -- General Information
3.1.1.  Khái niệm -- Concept
3.1.2. Các thách thức của công việc -- Challenging of the work
3.2. Các hình thức vật lý của tài liệu
          3.2.1. Tài liệu in ấn -- Print material
          3.2.2. Tài liệu phi in ấn -- Non-print material
          3.2.3. Tài liệu điện tử -- Electronic material
3.3. Chính sách phát triển bộ sứu tập -- Collection Development Policy
3.3.1. Chính sách phát triển bộ sưu tập là gì? -- What‘s colletion development policy?
3.3.2. Tại sao cần có chính sách phát triển bộ sưu tập -- Why collection development policy?
          3.3.3. Các tiêu chí của chính sách phát triển bộ sưu tập -- Criterias
3.3.4. Các chức năng của chính sách phát triển bộ sưu tập -- Functions of a collection development policy
3.4. Quá trình lựa chọn -- Selection process
          3.4.1. Nhận thức nhu cầu của bộ sưu tập -- Identifying collection needs
3.4.2. Xác định khả năng tài chính -- Determining financial possibility
3.4.3. Lựa chọn và mua sắm tài liệu -- Choosing and purchasing material
3.5. Thanh lọc và loại bỏ -- Deselection and Discard
3.5.1. Tại sao phải  thanh lọc -- Why deselection?
3.5.2. Chương trình thanh lọc trong thư viện -- Deselection program in the library
3.5.3. Loại bỏ và di chuyển -- Discarding and removing
CHƯƠNG 4: BẢO QUẢN VÀ PHỤC VỤ TÀI LIỆU -- CHAPTER 7: PRESERVATION AND CIRCULATION
4.1. Thông tin chung -- General Information
4.2. Bảo quản tài liệu - Preservation
4.2.1. Các nguyên nhân làm hỏng tài liệu -- Causes of damaged
4.2.2 Ngăn chặn và làm giảm độ hư hỏng -- Preventing and Alleviating damage
4.2.3. Bảo quản và sửa chữa --Preservation and Repair 
4.3. Phục vụ tài liệu - Circulation
          4.3.1. Các loại dịch vụ thông tin - thư viện - Library and Information services
          4.3.2. Các sản phẩm thông tin - Information products
          4.3.3. Nắm bắt nhu cầu bạn đọc - Collecting data about library customers’ information needs
          4.3.4. Đào tạo bạn đọc - User education
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 2 1 2   4
Chương 2 2 2 4   4
Chương 3 4 2 4   5
Chương 4 2 1 4   4
Tổng 10 6 14    

7. Học liệu                                                              
7.1. Học liệu bắt buộc

1. Nguyễn Minh Hiệp: Tiếng Anh chuyên ngành thông tin - thư viện = English for Special Purpose : Library and Information Science / compiled by Nguyễn Minh Hiệp. - TP. HCM. : Nhà xuất bản Giáo dục, 2007, 132tr.; 24cm.
2. Murphy, R.: English grammar in use : A self study reference and practice book for intermediate students with answers., - New York : Cambridge University, 1985. -328 p.
2. Nguyễn Hữu Viêm: Danh từ thư viện-thông tin Anh-Việt.,  - H. : Văn hoá dân tộc, 2000. - 355 tr.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
* Học liệu chuyên ngành:
  1. Dittmann, Helena: Learn Library of Congress classification.-Canberra: Book Promotion & Service Co., LTC., 2000
  2. Dewey, Mevile: Khung phân loại thập phân Dewey rút gọn -H.: Thư viện Quốc gia Việt Nam, 20- Ganendran, Jacki: Learn subject accrss, 2ed. - Canberra: Book Promotion & Service Co., LTC., 1998
  3. Ganendran, Jacki: Learn subject access, 2ed. - Canberra: Book Promotion & Service Co., LTC., 1998
  4. Gosling, Mary: Learn reference work.-Canberra: Book Promotion & Service Co., LTC., 1999
  5. Wolf, Carolyn: Basic library skill. 3rd.-London, 1993.
* Học liệu ngoại ngữ:
  1. Thomson,  A.J.: a Practical English grammar., 2ed.- Oxford: Oxford University Press, 1992
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Tích cực phát biểu xây dựng bải
10% Cá nhân
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu,hình thức)

Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
2 Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung:1,2 đạt yêu cầu
30%

Cá nhân

8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
3 Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầu thông qua các hình thức: làm thi hết môn; bài tiểu luận; hoặc, bài thi vấn đáp.

60%

Cá nhân

8.4. Lịch thi, kiểm tra: Theo quy định của Trường và Khoa
 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây