ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-----------------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Multimedia Communication in Information and Library Activities
1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/giảng viên
1.1. Giảng viên 1:
Họ và tên: Đỗ Văn Hùng
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ
Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903; Mobile: 0912-870-167
Email: dvhung@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị thông tin, Phương pháp nghiên cứu, Thư viện số, Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin - thư viện, Biên mục hiện đại
1.2. Giảng viên 2:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Hạnh
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ, Giảng viện chính
Địa điểm làm việc: Khoa Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903; Mobile: 0912-870-167
Email: hnguyen_2001@yahoo.fr
Các hướng nghiên cứu chính: tra cứu thông tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại, quản lý, bảo quản và xuất bản thông tin điện tử, hypermedia, multimedia, Internet, ...
2. Thông tin chung về học phần
Tên môn học: Truyền thông đa phương tiện trong hoạt động thông tin - thư viện
Mã môn học: LIB 6041
Số tín chỉ: 02
Môn học: Tự chọn
Các môn học tiên quyết:
Đối tượng học: Môn học được giảng dạy cho học viên cao học
Các môn học kế tiếp:
Các yêu cầu đối với môn học:
- Phòng học giảng lý thuyết và thảo luận nhóm.
- Máy chiếu Projector, máy tính, bảng, phấn.
- Phòng học có nối mạng Internet
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Nghe giảng lý thuyết: 20
- Cemina- Bài tập: 6
- Thảo luận: 4
- Thực hành tại phòng máy:
- Tự học:
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học:
Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Mục tiêu chung của học phần:
Môn học trang bị cho học viên kiến thức tổng quan về truyền thông và thông tin đa phương tiện. Các điều kiện, quy trình và phương pháp xây dựng các sản phẩm đa phương tiện. Truyền thông đa phương tiện nói chung và trong hoạt động thông tin thư viện nói riêng.Tạo lập, quản lý và tổ chức truyền thông đa phương tiện trong hoạt động thông tin thư viện. Qua đó người học có thể xây dựng được chiến lược và đánh giá được công tác truyền thông đa phương tiện của cơ quan thông tin thư viện cụ thể.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần:
3.2.1.Về kiến thức
- Nắm được khái niệm, mục tiêu của truyền thông
- Nêu được các lĩnh vực của truyền thông
- Nắm được khái niệm và các loại hình thông tin đa phương tiện
- Chỉ ra được các lĩnh vực ứng dụng truyền thông đa phương tiện
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của truyền thông đa phương tiện nói chung và trong hoạt động thông tin thư viện nói riêng
- Nêu được các thiết bị và hạ tầng thông tin cần thiết trong việc tạo lập thông tin đa phương tiện
- Nhận biết được các yêu tố tác động tới sự hình thành và phát triển của truyền thông đa phương tiện nói chung và trong lĩnh vực thông tin-thư viện nói riêng
- Nắm được quy trình phát triển tài nguyên đa phương tiện
- Nắm được công nghệ truyền thông đa phương tiện
- Nắm được công nghệ Web và Internet liên quan tới truyền thông đa phương tiện
- Hiểu được phương pháp đưa thông tin đa phương tiện lên Website, Internet
3.2.2. Về kỹ năng
- Thành thạo trong việc sử dụng phần mềm xử lý thông tin đa phương tiện
- Sử dụng thành thạo các thiết bị liên quan tới việc tạo lập thông tin đa phương tiện
Đề xuất được giải pháp đa phương tiện
Thiết kế và xây dựng được các sản phẩm đa phương tiện theo yêu cầu cụ thể của cơ quan thông tin thư viện.
Đưa được các thông tin đa phương tiện lên Website của thư viện và Internet.
- Đánh giá được công tác truyền thông đa phương tiện của một cơ quan thông tin - thư viện cụ thể.
3.2.3. Về thái độ
Tích cực và chủ động tham gia các hoạt động học tập: nghe giảng, thảo luận và làm việc nhóm
- Có hứng thú đối với việc sử dụng trang thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm đa phương tiện cũng như công nghệ Web và Internet.
- Tự tin trong thảo luận và trình bày các kết quả nghiên cứu.
Trung thực trong làm bài, không quay cóp, sử dụng bài của người khác
4. Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức tổng quan về truyền thông và thông tin đa phương tiện: các khái niệm, các loại hình của truyền thông đa phương tiện. Các điều kiện, quy trình và phương pháp xây dựng các sản phẩm đa phương tiện. Các kiến thức và kỹ năng liên quan tới truyền thông đa phương tiện nói chung và trong hoạt động thông tin thư viện nói riêng.Tạo lập, quản lý và tổ chức truyền thông đa phương tiện trong hoạt động thông tin thư viện. Qua đó người học có thể xây dựng được chiến lược và đánh giá được công tác truyền thông đa phương tiện của cơ quan thông tin thư viện cụ thể.
5. Nội dung học phần
5.1. Nội dung cốt lõi
Học viên phải nắm được các khái niệm và các loại hình về truyền thông, về thông tin đa phương tiện, về truyền thông đa phương tiện. Các lĩnh vực ứng dụng truyền thông đa phương tiện nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực thông tin - thư viện. Có kiến thức và khả năng tạo lập các sản phẩm đa phương tiện. Hiểu và thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm và các thiết bị liên quan. Có kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ Web và Internet trong truyền thông đa phương tiện.
5.2. Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
Chương 1: Tổng quan truyền thông và thông tin đa phương tiện
-
- Khái niệm về truyền thông
1.1.1.Khái niệm
1.1.2.Các loại hình truyền thông
1.2. Khái niệm về thông tin đa phương tiện
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Các loại hình thông tin đa phương tiện
1.3. Khái niệm về truyền thông đa phương tiện
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Các hình thức truyền thông đa phương tiện
1.4. Các lĩnh vực ứng dụng truyền thông đa phương tiện
1.4.1. Truyền thông đa phương tiện với đời sống xã hội
1.4.2. Truyền thông đa phương tiện với hoạt động thông tin - thư viện
1.5. Các yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển của truyền thông đa phương tiện
1.5.1. Các yếu tố của môi trường kinh tế - xã hội
1.5.2. Sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet
1.5.3. Bản quyền - quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin đa phương tiện
1.5.4. Nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin đa phương tiện
1.5.5. Yếu tố con người
1.5.6. Tài chính
Chương 2. Truyền thông đa phương tiện trong hoạt động thông tin - thư viện
2.1. Tác động của truyền thông đa phương tiện đến ngành thông tin - thư viện
2.1.1. Xu hướng chung của xã hội
2.1.2. Sự phát triển của ngành thông tin- thư viện
2.2. Điều kiện để tạo dựng sản phẩm và tổ chức truyền thông đa phương tiện
2.2.1. Phần cứng
2.2.1. Phần mềm
2.2.3. Các thiết bị khác
2.3. Quy trình tạo dựng các sản phẩm đa phương tiện trong thư viện
2.3.1. Phân tích, xác định nhu cầu
2.3.2. Xác định phạm vi nội dung
2.3.3. Xây dựng kế hoạch
2.3.4.Tổ chức thực hiện
2.3.5. Kiểm tra, đánh giá
2.4. Công nghệ truyền thông
2.4.1. Các sản phẩm thông tin đa phương tiện được bao gói
2.4.2. Website, Internet
2.4.3. Các công nghệ khác
Chương 3. Định hướng và chiến lược phát triển truyền thông đa phương tiện
trong hoạt động thông tin-thư viện
3.1. Xây dựng kế hoạch tổng thể
3.1.1. Kế hoạch ngắn hạn
3.1.2. Kế hoạch dài hạn
3.2. Các nội dung chính
3.2.1. Sản phẩm
3.2.2. Truyền thông
3.3. Chiến lược và chính sách
3.3.1. Chính sách
3.3.2. Chiến lược
3.3.3. Các giải pháp
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung |
Hình thức tổ chức dạy và học |
Tổng |
Lý thuyết |
Cemina-Bài tập |
Thực hành -Thực tập |
Tự học, tự nghiên cứu |
Chương 1 |
6 |
|
|
|
6 |
Chương 2 |
10 |
2 |
6 |
|
18 |
KIỂM TRA GIỮA KỲ |
|
2 |
|
|
2 |
Chương 3 |
4 |
|
|
|
4 |
Tổng |
20 |
4 |
6 |
|
30 |
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc:
- Tập bài giảng truyền thông đa phương tiện trong hoạt động thông tin thư viện của giảng viên
- Đỗ Trung Tuấn. Giới thiệu về đa phương tiện = introduction to multimedia.-H.: ĐHQGHN, 2001
7.2. Học liệu tham khảo thêm:
- Challenges of digital communication / William A. Hachten, James F. Scotton. - 8th ed.. - Chichester : Wiley-Blackwell, 2011. - xi, 249 p. ; 23 cm
- Copyright and multimedia products : A comparative analysis / Irini A. Stamatoudi. - New York, ... : Cambridge university, 2002. - XVI, 317 p. ; 24 cm. - (Cambridge studies in intellectual property rights / Ed.: William R. Cornish)
- La création multimédia et le droit / Nathalie Mallet-Poujol. - Paris : Litec, 2000. - 206 p. ; 21 cm. - (Droit@Litec)
- Một số vấn đề về tiếp cận dạy học theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện / Dương Tiến Sĩ .-2009. - Tháng 6. - Số 216. - tr. 52-53, 19.- Tạp chí Giáo dục
- Multimedia. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
- Nguyễn Thị Ngọc Hân. Sử dụng công cụ xử lý ảnh Pain Shop Pro.-H: Đại học Quốc gia HN, 2006.- 65tr.
- Sử dụng công cụ xử lý video Windows Movie Maker.-H. ĐHQG HN, 2006.- 35tr.
- Tạo bài giảng điện tử với MS-Producer.-H. ĐHQG HN, 2006.- 44tr.
- Walke, Frank L. Multimode delivery of multimedia information/ Frank L. Walke and George R. Thoma. National Library of Medicine
- Các Website liên quan tới nội dung học phần
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu,hình thức)
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá
|
Đặc điểm
đánh giá
|
1 |
- Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết và thực hành (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Làm bài tập (cá nhân, nhóm) và nộp đúng hạn
- Tham gia phát biểu xây dựng bài
- Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp. |
10% |
Cá nhân |
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu,hình thức)
Học viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ đánh giá
|
Đặc điểm đánh giá
|
2 |
Kiểm tra giữa kỳ:
Đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi sinh viên học xong ½ nội dung chương trình bằng hình thức viết hoặc làm bài tập.
|
30% |
Cá nhân/Nhóm |
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu,hình thức)
Học viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ đánh giá |
Đặc điểm đánh giá
|
3 |
Kiểm tra cuối kỳ:
Đánh giá toàn bộ kiến thức, kỹ năng của học viên bằng hình thức thi viết, vấn đáp hoặc làm bài tập lớn/tiểu luận.
Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết học phần. |
60% |
Cá nhân/Nhóm |
8.4. Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định)