LIB 6034 - Quản lý nhân lực Thông tin - Thư viện

Thứ sáu - 20/08/2021 23:06
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
------------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Human resouce management in library and information
 
  1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
    1. Giảng viên 1
    • Họ và tên: Trần Thị Quý
    • Học hàm, học vị: PGS.TS.
    • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
    • Địa điểm làm việc: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
    • Địa chỉ liên hệ: Nhà A, Phòng 411, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Điện thoại: 0913525419
    • Email: tranthiquy@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Thư viện học. Tự động hóa hoạt động thông tin-thư viện; Đánh giá sản phẩm & dịch vụ thông tin thư viện. Thông tin chuyên biệt (Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; Chính sách thông  tin quốc gia; Thông tin KH&CN...); Xử lý thông tin; Phân loại khoa học & phân loại tài liệu; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin, thư viện.
1.2.  Giảng viên 2
- Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Thanh
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS
- Thời gian làm việc: Đại học Văn hoá Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Đại học Văn hoá Hà Nội
- Điện thoại: Nhà riêng:  0343.824893; Di động: 0916.279.988
- Email: lanthanh
dhvh@yahoo.com.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Thư mục học; Nguồn nhân lực thông tin-thư viện. Tổ chức và quản lý các cơ quan thông tin- thư viện; Quản lý sự nghiệp thông tin- thư viện; Kinh tế trong hoạt động thông tin- thư viện; Marketing trong hoạt động thông tin- thư viện.
  1. Thông tin chung về học phần
    • Tên môn học: Quản trị nhân lực thông tin-thư viện
    • Mã môn học: LIB 6034
    • Môn học:  Lựa chọn
    • Số tín chỉ: 2
    • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết :           18
+ Cemina-Bài tập :   08
+ Thực hành -Thực tập: 04
+ Tự học, tự nghiên cứu : 00
    • Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học:
                    Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân,Hà Nội.
Điện thoại: 04-8583903
Yêu cầu trang thiết bị để phục vụ môn học: Máy chiếu (Projector).
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
    1. Mục tiêu chung của học phần:
Sau khi học xong học phần “Quản trị nhân lực thông tin-thư viện” học viên phải nắm vững được nội hàm khái niệm Nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực thông tin-thư viện. Vai trò nguồn nhân lực và nguồn nhân lực thông tin thư viện. Các quan điểm về nguồn nhân lực thông tin-thư viện trên thế giới  và Việt Nam. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực thông tin-thư viện. Các yếu tố đảm bảo phát triển nguồn nhân lực thông tin-thư viện. Sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực thông tin-thư viện ở Việt Nam. Các yêu cầu nguồn nhân lực thông tin thư viện hiện đại và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện
3.2..Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức

- Nắm vững khái niệm Nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực thông tin-thư viện
- Hiểu rõ vai trò nguồn nhân lực và nguồn nhân lực thông tin thư viện
- Nắm được các Quan điểm về nguồn nhân lực TT-TV trên thế giới và Việt Nam
- Phân tích được nội dung các yếu tố tác động đến quản trị NNL TT-TV
- Lý giải được các yếu tố đảm bảo phát triển NNL TT-TV
- Hiểu được lịch sử phát triển sự nghiệp đào tạo NNL TT-TV Việt Nam
- Nắm vững thực trạng nguồn nhân lực TT-TV ở Việt Nam hiện nay
- Nắm vững các Yêu cầu nguồn nhân lực thông tin thư viện hiện đại
- Biện giải được các giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện
3.2.2. Về kỹ năng
- Xác định được nọi hàm khái niệm NNL, quản trị NNL và quản trị NNL TT-TV
- Chứng minh được vai trò nguồn nhân lực và nguồn nhân lực thông tin thư viện
- Luận giải được các quan điểm về NNL TT-TV trên thế giới và Việt Nam
- Phân tích được nội dung các yếu tố tác động đến quản trị NNL TT-TV
- Lý giải được các yếu tố đảm bảo phát triển NNL TT-TV
- Nhìn nhận được lịch sử phát triển sự nghiệp đào tạo NNL TT-TV Việt Nam
- Định vị được thực trạng nguồn nhân lực TT-TV ở Việt Nam hiện nay
- Nhận biết được Yêu cầu nguồn nhân lực thông tin thư viện hiện đại
- Đánh giá được các giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện
3.2.3. Về thái độ
- Yêu thích môn học
- Có ý thức tự học để nâng cao trình độ
- Có trách nhiệm góp phần phát triển chất lượng NNL TT-TV
- Có hành động tích cực trong việc quản trị nhân lực TT-TV
  1. Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung học phần “Quản trị nhân lực thông tin - thư viện” gồm có 03 chương, tương ứng với 3 nội dung lớn. Nội dung thứ nhất đề cập đến những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực thông tin thư viện, quản trị nguồn nhân lực TT-TV. Các quan điểm về quản trị NNL TT-TV trên thế giới và Việt Nam; Các yếu tố tác động đến quản trị NNL TT-TV và  đảm bảo phát triển NNL TT-TV. Nội dung lớn thứ hai đề cập đến lịch sử phát triển sự nghiệp đào tạo NNL TT-TV Việt Nam và thực trạng nguồn nhân lực TT-TV ở Việt Nam hiện nay. Nội dung lớn thứ ba đề cập đến  yêu cầu nguồn nhân lực thông tin thư viện hiện đại và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện.
  1. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi 
Học viên phải nắm được những vấn đề chung về “Quản trị nhân lực thông tin - thư viện”. Cụ thể là khái niệm về nguồn nhân lực, NNL TT-TV, quản trị  nhân lực TT-TV. Các quan điểm về quản trị NNL TT-TV trên thế giới và Việt Nam; Các yếu tố tác động đến quản trị NNL TT-TV và  đảm bảo phát triển NNL TT-TV. Lịch sử phát triển sự nghiệp đào tạo NNL TT-TV Việt Nam và thực trạng nguồn nhân lực TT-TV ở Việt Nam hiện nay. Yêu cầu nguồn nhân lực thông tin thư viện hiện đại và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện.
5.2. Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN 

1.1. Những khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm Nguồn nhân lực
1.1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
1.1.3. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực thông tin-thư viện
1.2. Vai trò nguồn nhân lực và nguồn nhân lực thông tin thư viện
1.2.1. Vai trò nguồn nhân lực
1.2.2. Vai trò nguồn nhân lực thông tin thư viện
1.3. Quan điểm về nguồn nhân lực thông tin-thư viện
1.3.1. Văn bản pháp quy trên thế giới về nguồn nhân lực thông tin-thư viện
1.3.2. Văn bản pháp quy về nguồn nhân lực thông tin thư viện ở Việt Nam
1.4. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực thông tin-thư viện
1.4.1. Sự bùng nổ thông tin
1.4.2. Sự gia tăng công cụ truyền tải, tra cứu thông tin
1.4.3. Mức độ và tần suất sử dụng nguồn tài liệu số ngày càng cao
1.4.4. Nhu cầu thông tin của người dùng tin thay đổi nhanh chóng
1.4.5. Sự xuất hiện các trường đại học ảo - các trường đại học điện tử
1.4.6. Sự xuất hiện hình thức xuất bản và phục vụ tài liệu mới theo nhu cầu
1.5. Các yếu tố đảm bảo phát triển nguồn nhân lực thông tin-thư viện
1.5.1. Sự nhận thức và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo
1.5.2. Kinh phí đầu tư
1.5.3. Sự nhận thức của từng cán bộ
1.5.4. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
1.5.5. Sự hợp tác, đối ngoại
1.5.6. Điều kiện sống, điều kiện làm việc
1.5.7.  Vấn đề tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực
1.5.8. Đánh giá chất lượng nhân lực
CHƯƠNG 2. SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LƯC THÔNG TIN - THƯ VIỆN Ở VIỆT NAM
2.1. Sơ lược lịch sử phát triển sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực
2.1.1. Giai đoạn 1930 đến 1945
2.1.2. Giai đoạn 1975 đến 1954
2.1.3. Giai đoạn từ 1964 đến 1975
2.1.4. Giai đoạn 1975 đến 1986
2.1.5. Giai đoạn 1986 đến nay
2.2. Nguồn nhân lực thông tin - thư viện ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Nguồn nhân lực của hệ thống thư viện công cộng
2.2.2. Nguồn nhân lực của hệ thống thông tin-thư viện đại học
2.2.3. Nguồn nhân lực của hệ thống thông tin- thư viện các bộ/ngành
2.2.4. Nguồn nhân lực của hệ thống thông tin- thư viện trường học
CHƯƠNG 3. CÁC TIÊU CHÍ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG TIN - THƯ VIỆN  HIỆN ĐẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM
3.1. Yêu cầu nguồn nhân lực thông tin thư viện hiện đại
3.1.1. Yêu cầu về nhận thức
3.1.2. Yêu cầu về kiến thức
3.1.3. Yêu cầu về kỹ năng
3.3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
3.4.2. Đối với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp ngành thông tin-thư viện
3.4.3. Đối với lãnh đạo các cơ quan thông tin-thư viện
3.3.4. Đối với cán bộ thông tin thư viện
  1. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1: 6 2     8
Chương 2 6 3     9
KIỂM TRA GIƯA KỲ     2   2
Chương 3 6 3     9
ÔN TẬP, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC     2   2
Tổng 18 8 4   30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
  1. Trần Thị Quý. Quản trị nhân lực Thông tin-Thư viện/Tạp Bài giảng.H.: ĐHKHXH & NV, 2002.- 135 tr.
  2. Trần Thị Quý. Đào tạo nguồn nhân lực ngành thông tin - thư viện ở Việt Nam-50 năm nhìn lại//Tạp chí Thư viện Việt Nam số 3/20062.
  3. Phạm Minh Hạc.Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước// Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu/CNĐT.- 2000.-210tr.
  4.  Phạm Minh Hạc. Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.- H.:Chính trị Quốc gia, 2001.- 338tr.
  5. Peter Brophy. Thư viện trong thế kỷ XXI. Những dịch vụ mới cho kỷ nguyên thôngt in//Tài liệu dịch.-H.:Khoa TT-TV, 2001.-180 tr.
  6. Nguyễn Tiến Hiển. Mô hình và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực thư viện thông tin ở Việt Nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại//Đề tài nghiên cứu cấp bộ.-H.: 2004, 166 tr.
  7. Nguyễn Thị Lan Thanh.Các giải pháp cơ bản cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quản lý văn hóa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới//Kỷ yếu hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. tháng 3 năm 2000.-tr.199-204
7.2. Học liệu đọc thêm
  1. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998.-H.: Chính trị Quốc gia, 2004.-63 tr
  2. Quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 688/ĐH ngày 14/07/1986 của Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp)
  3. Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4/5/2007, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020.
  4.  Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học ban hành theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký ngày 10 tháng 03 năm 2008.
  5. Bảng số liệu điều tra: nguồn nhân lực trong các cơ quan thông tin thư viện trên địa bàn Hà Nội, thực trạng và giải pháp/Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG/ chủ trì đề tài: Trần Thị Quý.- H.: ĐHKHXH & NV, 2008.- 50 tr.
  6.  Cao Hồng Thúy, Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực - giải pháp để hội nhập thành công//Tạp chí hoạt động khoa học, 2008.
  7.  Cao Minh Kiểm. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thông tin thư viện trong tình hình mới//Kỷ yếu hội thảo khoa học nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ thư viện- thông tin, Hà Nội.- tháng 04/2003, tr.99- 106.
  8.  Đỗ Minh Cương. Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam.-H.: Chính trị quốc gia, 2001.
  9.   Đoàn văn Khái. Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.-H.: Lý luận Chính trị, 2005.- 246tr.
  10.  Hà Lê Hùng.Về mô hình hoạt động thông tin - thư viện trong trường đại học//Kỷ yếu hội thảo tổ chức hoạt động thông tin thư viện trong trường dại học, năm 2004 tại Đà Nẵng, tr1-12
  11.   Lê Văn Viết. Một số suy nghĩ về hướng dẫn mới của IFLA về chương trình đào tạo chuyên nghiệp ngành thư viện thông tin//Kỷ yếu hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. tháng 3 năm 2000.-tr.259-268.
  12.  Lê Thanh Tình. Yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo cán bộ thư viện - thông tin ở Việt Nam và công tac đào tạo khoa học thư viện-thông tin tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội//Kỷ yếu hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. tháng 3 năm 2000.-tr.247-252.
  13.  Mặc Văn Tiến. Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá//Tạp chí Lao động và xã hội, năm 2005, Số 264. - Tr.18-20
  14.   Nguyễn Hữu Dũng. Về chiến lược phát triển con người trong hệ thống phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam//Tạp chí Lao động và Xã hội, năm 2004, Số 243. - Tr. 36-39
  15.   Nguyễn Hữu Hùng. Vấn đề đào tạo cán bộ khoa học thông tin và quản trị thông tin//Thông tin từ lý luận đến thực tiễn.-H.: Văn hóa thông tin.-tr628-639.
  16.   Nguyễn Minh Hiệp. Đào tạo ngành thông tin - thư viện trong công nghệ thông tin///Truy cập tại http://www.glib.hcmuns.edu.vn/hiep/daotaotv-cntt.pdf)
  17.   Nguyễn Tiến Hiển. Nửa thế kỷ đào tạo nguồn nhân lực thư viện - thông tin tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội//Thư viện Việt Nam,năm 2009, số 4, tr.68-72
  18.  Nguyễn Thanh. Phát triển nguồn  nhân lực  phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá.-H.:Chính trị Quốc gia, 2002.- 209 tr.
  19.  Phạm Thành Nghị. Phát triển con người bền vững và những thách thức về quản lý//Tạp chí Nghiên cứu con người, năm 2005, Số 4. - tr.21-26
  20.  Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn.H.-Khoa học Xã hội, 2004
  21.  Phạm Văn Quý. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa// Luận án Tiến sĩ Kinh tế 5.02.05,năm 2005.- 205tr.
  22.  Peter Brophy. Thư viện trong thế kỷ XXI. Những dịch vụ mới cho kỷ nguyên thôngt in//Tài liệu dịch.-H.:Khoa TT-TV, 2001.-180 tr.
  23.  Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam tới năm 2010 và định hướng phát triển tới năm 2020// Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT ngày 4/5/2007 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ký.
  24.  Trần Khánh Dư. Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.- H.: Giáo dục, 2002.
  25.  Trần Kim Hải.Đổi mới cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước//Tạp chí Nghiên cứu lý luận, năm 1999.- tr.17.
  26.  Trần Mạnh Tuấn. Về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thông tin, thư viện đại học trong giai đoạn hiện nay//Kỷ yếu Hội thảo tổ chức hoạt động TT-TV trong trường đại học tại Đã Nẵng 28-29-10/2004. Tr.13
  27.  Trần Thị Minh Nguyệt. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên sau đại học//Kỷ yếu Hội thảo đào tạo sau đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tại Đại học Văn hóa Hà Nội , tháng 3 năm 2009, tr. 86-91
  28.  Trần Thị Minh Nguyệt. Đào tạo cán bộ thông tin thư viện trước ngưỡng cửa của tương lai//Kỷ yếu hội thảo thực trang và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tháng 3 năm 2009.- tr.264-278
  29.  Trần Thị Minh Nguyệt. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên - Yếu tố quyết định chất lượng đào tạo sau đại học lĩnh vực thông tin-thư viện ở Việt Nam hiện nay//Kỷ yếu nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa,  tháng 12/2008, tr.23 - 29
  30.  Trần Thị Quý. Đánh giá giảng dạy - yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành thông tin thư viện//Kỷ yếu hội thảo thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. tháng 3 năm 2000.-tr.252-259.
  31.  Trần Thị Quý. Đổi mới phương pháp dạy học - Yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ khoa học thư viện//Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo sau đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tại Đại học Văn hóa Hà Nội , tháng 3 năm 2009, tr. 197-203
  32.  Trần Thị Quý. Phát triển nguồn nhân lực thông tin thư viện của các trường đại học ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước// Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất, ngày 09 tháng 10 năm 2008, tại Đà Nẵng.
  33.   Trần Thị Quý. Đào tạo cán bộ thông tin - thư viện ở Việt Nam - nhu cầu cấp thiết trong thời ký công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước//Báo cáo tại Hội thảo khoa học ở Viện Gorthe tháng 11/2001.
  34.  Trần Thị Quý. Đào tạo nguồn nhân lực ngành thông tin - thư viện ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp//Báo cáo tại Hội thảo khoa học tại Đại học Mahasarakham ở Thái lan tháng 2/2003
  35.  Triệu Tuệ Anh. Thiết kế tổ chức và quản lý chiến lược nguồn nhân lực, .- H.: Lao động Xã hội.-2004.- 1431tr.
  36.  Trương Đại Lượng. Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ thư viện trong bối cảnh iện nay//Kỷ yếu hội thảo thực trang và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Văn hóa hà Nội, tháng 3 năm 2009.-tr294-302
  37.  Trương Thu Hà. Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế.//Khoa học xã hội Việt Nam, 2005, Số 4. - tr.47-56
  38.  Trương Giang Long. Đào tạo nguồn nhân lực qua kinh nghiệm phát triển giáo dục ở một số nước//Tạp chí Cộng sản, 2004, Số 13, Tr. 70-74
  39.  Vụ Giáo dục đại học.Hướng đến một mô hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học//Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất, ngày 09 tháng 10 năm 2008, tại Đà Nẵng.
  40.  Vũ Dương Thúy Ngà. Suy nghĩ về phẩm chất và năng lực của người cán bộ thư viện - thông tin trong điều kiện hiện nay//Tạp chí Thư viện Việt Nam. số 1,2005.-tr.11-13
  41.  Vũ Văn Sơn. Thường xuyên cập nhật chương trình gảng dạy với những thành tựu hiện nay của thông tin học và thư viện học// Kỷ yếu nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa,  tháng 12/2008, tr.41- 45
  42.  Vụ Thư viện. Đầu tư xây dựng thư viện hiện đại đáp ứng yêu càu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học ở nước ta hiện nay//Kỷ yếu hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất, ngày 09 tháng 10 năm 2008, tại Đà Nẵng.  
7.3. Tài liệu Tiếng anh
  1.  Human resource development: Theory and Practice, 264 p., 2010.
  2.  Jonh M. Werner and Randy L. Desimohe, human resource development, 688 p., South-Western College Pub; 5 ed., 2008
  3.  Jonh  P.  Wilson,  Human  resource  development:  Learning  and  training individuals and organizations, 650 p., Kogan Page; 2nd ed., 2005
  4.  KATZ, William A. Introduction to Reference Work.- 8th edition.- Boston: McGraw-Hill, 2002
  5.  Rao, K. N., & Babu, K.H. (2001). Role of librarian in internet and World Wide Web invirontment. Information Science, 4 (1), 25-34.
  6.  Robbins, S, & Bergman, R., & Stagg, I., & Counlter, M. (2006). Management (4th edition). NSW: Prentice Hall.
  7.  Sharma, P.L. (2005). Changing role of librarians in digital library era and need of professional skills, efficiency & competency. Truy cập ngày 01/12/2008, từ http://drtc.isibang.ac.in:8080/jspui/handle/1849/407.
  8.  Users and Their Information Needs: Information-Seeking Behavior; the Reference Interview.-School of Information, University of Texas at Austin, 2001. [http:// /www.ischool.utexas.edu/~l382jh/Main/t3-usrinfoneeds.html]
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
1
- Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Tích cực phát biểu xây dựng bải
10% Cá nhân

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:

 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
2 Kiểm tra giữa kỳ:
- Đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung:1,2 đạt yêu cầu.
- Hình thức kiểm tra: Bài tập lớn tự nghiên cứu

30%

Cá nhân

8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:

 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
3 Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầu.

60%

Cá nhân

8.4. Lịch thi, kiểm tra
          - Theo quy định của Trường và Khoa


 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây