LIB 6005 - Phân loại khoa học và phân loại tài liệu

Thứ sáu - 20/08/2021 06:19
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XH&NV
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
--------------

 

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÂN LOẠI KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI TÀI LIỆU

Scientific and documentary classification


1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương / giảng viên
1.1 Giảng viên 1

- Họ và tên: Trần Thị Quý
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
- Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
- Điện thoại: NR: 04/7660016, CQ: 04/8583903,  DĐ: 09 13525419
Email: tranthiquy@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về khoa học Thư viện và khoa học Thông tin. Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện. Xử lý thông tin/tài liệu. Phân loại khoa học & phân loại tài liệu.
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Nguyễn Thu Thảo
Chức danh, học hàm, học vị: TS
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Địa chỉ liên hệ:       số 4, ngách 532/23 Ngọc Thụy, Q Long Biên, Hà Nội
Điện thoại:              0912151953
Email:                              nthuthao@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị thông tin; Hệ thống thông tin; Các ngôn ngữ tư liệu.
2. Thông tin chung về học phần
          - Tên môn học        : Phân loại khoa học và phân loại tài liệu
          - Mã môn học: LIB 6005
- Môn học:  bắt buộc
- Số tín chỉ: 02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lên lớp       : 30 (Lý thuyết: 20, Bài tập: 6; Thảo luận: 4)
+ Thực hành: 0
+ Tự học       : 0
          - Tên môn học:
- Địa chỉ khoa / Bộ môn phụ trách môn học:
          Khoa Thông tin - Thư viện; Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn -
          ĐHQGHN. Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại / Fax : 04-8583903
Email: thongtinthuvien@gmail.com

3. Mục  tiêu và chuẩn đầu ra của học phần:
3.1 Mục tiêu chung của học phần:

Môn học nêu rõ những vấn đề lý luận, mối quan hệ chặt chẽ giữa phân loại khoa học và phân loại tài liệu. Lịch sử ra đời và phát triển của phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Môn học còn đưa ra những đánh giá, nhận xét sâu sắc, đầy đủ về hoạt động của công tác phân loại khoa học và phân loại tài liệu qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể một cách biện chứng, khách quan.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức

Hiểu rõ những kiến thức chuyên sâu và bản chất những vấn đề lý luận của phân loại khoa học và phân loại tài liệu.
Nắm vững lịch sử quá trình hình thành và phát triển của hoạt động phân loaị khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Hình thành nhãn quan trong việc xem xét, đánh giá các quan điểm, các phương pháp phân loại khoa học và phân loại tài liệu khác nhau trên thế giới.
3.2. Về kỹ năng:
- Có kỹ năng phân tích bản chất, nội hàm hệ thống các khái niệm của phân loại khoa học và phân loại tài liệu.
Có khả năng xem xét, nghiên cứu, đánh giá các quan niệm, quan điểm khác nhau về phân loại khoa học và phân loại tài liệu qua các giai đoạn lịch sử,
Có khả năng nhận biết, đánh giá các quan điểm, quan niệm khác nhau trong tiến trình lịch sử hoạt động phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới và Việt Nam một cách biện chứng, khách quan, khoa học, trong mối liên hệ đa chiều, trong một hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử kinh tế-xã hội cụ thể.
4. Tóm tắt nội dung học học phần
Môn học nêu rõ những vấn đề chung về phân loại: phân loại và vai trò của phân loại trong đời sống xã hội; Lớp và tính đẳng cấp, tính nhị phân trong phân loại; phân loại tự nhiên và phân loại nhân tạo; Khoa học và những vấn đề chung về khoa học; Phân loại khoa học và phân loại tài liệu. Lịch sử phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới và ở Việt Nam
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi (Học viên phải biết)

Học viên phải nắm rõ các vấn đề lý luận cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa phân loại khoa học và phân loại tài liệu. Biết được Lịch sử ra đời và phát triển của phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; Biết đánh giá, nhận xét về hoạt động của công tác phân loại khoa học và phân loại tài liệu qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể một cách biện chứng, khách quan.
5.2. Nội dung chi tiết học phần.
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN LOẠI
1.1. Phân loại và vai trò của phân loại trong đời sống xã hội
1.1.1. Những khái niệm chung về phân loại
1.1.2. Vai trò của phân loại trong đời sống xã hội
1.2. Lớp và tính đẳng cấp, tính nhị phân trong phân loại
1.2.1. Lớp và đặc tính các lớp trong phân loại
1.2.2. Cơ sở để phân chia các lớp
1.2.3. Lớp nút và lớp cực biên trong phân loại
1.2.4. Tính đẳng cấp trong phân loại
1.2.5. Nguyên tắc nhị phan trong phân loại
1.3. Phân loại tự nhiên và phân loại nhân tạo
1.3.1. Phân loại tự nhiên
1.3.2. Phân loại nhân tạo
1.4. Khoa học và những vấn đề chung về khoa học
1.4.1. Khái niệm khoa học
1.4.2. Quy luật hình thành và phát triển của khoa học
1.4.3. Các yếu tố nhận biết một bộ môn khoa học
1.5. Phân loại khoa học và phân loại tài liệu
1.5.1. Phân loại khoa học
1.5.2. Phân loại tài liệu
1.5.3. Các khái niệm khác trong phân loại tài liệu
1.5.4. Mối quan hệ Phân loại khoa học và Phân loại tài liệu
Chương 2. LỊCH SỬ PHÂN LOẠI KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI TÀI LIỆU TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới thời Cổ đại
2.1.1.  Phân loại khoa học trên thế giới thời Cổ đại
2.1.2. Phân loại tài liệu trên thế giới thời Cổ đại
2.1.3. Nhận xét phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới thời Cổ đại
2.2. Phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới thời kỳ Trung cổ và cận đại
2.2.1. Phân loại khoa học trên thế giới thời Trung cổ và cận đại
2.2.2. Phân loại tài liệu trên thế giới thời kỳ Trung cổ và cận đại
2.2.3. Nhận xét hoạt động phân loại khoa học và phân loại tài liệu thời kỳ Trung cổ và cận đại
2.3. Lịch sử phân loại khoa học và phân loại tài liệu trên thế giới thế kỷ XIX - XX
2.3.1. Lịch sử phân loại khoa học trên thế giới thế kỷ XIX - XX
2.3.2. Lịch sử phân loại tài liệu trên thế giới thế kỷ XIX - XX
2.3.3. Lịch sử phân loại tài liệu ở Trung quốc ở thế kỷ XIX - XX
2.3.4. Nhận xét và đánh giá hoạt động phân loại tài liệu trên thế giới thế kỷ XIX - XX
 Chương 3. LỊCH SỬ PHÂN LOẠI KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI TÀI LIỆU Ở VIỆT NAM
3.1. Lịch sử phân loại khoa học và phân loại tài liệu ở Việt Nam thời kỳ phong kiến (từ thế kỷ XI - XIX)
3.1.1. Lịch sử phân loại khoa học và phân loại tài liệu trong các Thư viện Nhà nước  Việt Nam
3.1.2. Lịch sử phân loại khoa học và phân loại tài liệu trong các Thư viện Nhà chùa, Thư viện Tư nhân  Việt Nam
3.2. Lịch sử phân loại tài liệu ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX
3.2.1. Lịch sử phân loại tài liệu ở Việt Nam từ 1945 đến 1954
3.2.2. Lịch sử phân loại tài liệu ở Việt Nam từ 1954 đến 1975
3.2.3. Lịch sử phân loại tài liệu ở Việt Nam từ 1975 đến nay
3.3. Nhận xét, đánh giá hoạt động phân loại tài liệu ở Việt Nam
  1. LỊCH TRÌNH VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY, HỌC
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng

thuyết
Cemina - Bài tập Thực hành thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 3 1     4
Chương 2 5 4 6   15
Chường 3 4 3 4   11
Tổng 12 8 10   30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
  1. 1. Trần Thị Quý. Phân loại khoa học và phân loại tài liệu: Tập bài giảng dùng cho học viên cao học .- H.: Trường ĐHKHXH&NV, 2006, 197 tr
  2. Trần Thị Quý. Sự phát triển cấu trúc khoa học và những vấn đề phân loại thư viện/Bản tiếng Nga:.- M.: Việt Hàn lâm Khoa học Nga, 1993.- 210 tr
7.2. Học liệu  tham khảo thêm
  1. Dương Bích Hồng. Lịch sử sự  nghiệp Thư viện Việt Nam trong trong tiến trình văn hóa dân tộc.
  2. Joan Michell. Dewey Decimal Classification and relative index/Edited by Joan Michell.- 21 ed.- Albany, N.Y.: Foest Press, 1996.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua 5 nội dung sau:
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: 10%
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
- Đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được  15%
Thảo luận: Phân tích đầy đủ nội dung, đúng yêu cầu, đủ các ý kiến thành viên trong nhóm và có kết luận của nhóm.        15%
8.3. Kiểm tra cuối kỳ:  60%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây