ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XH&NV
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
---------------------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Advance Information Studies
1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương / giảng viên
1.1. Giảng viên 1
- Họ và tên: Trần Thị Quý
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
- Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
- Điện thoại: NR: 04/7660016, CQ: 04/8583903, DĐ: 09 13525419
Email: tranthiquy@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về khoa học Thư viện và khoa học Thông tin. Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện. Xử lý thông tin/tài liệu. Phân loại khoa học & phân loại tài liệu.
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Nguyễn Thu Thảo
Chức danh, học hàm, học vị: TS
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Địa chỉ liên hệ: số 4, ngách 532/23 Ngọc Thụy, Q Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0912151953
Email: nthuthao@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị thông tin; Hệ thống thông tin; Các ngôn ngữ tư liệu.
1.3. Giảng viên 3
Họ và tên: Đoàn Phan Tân
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
Địa chỉ liên hệ: Số 40 Phố Hàng Chiếu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0984461124
Email: doanphantan@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết và thực tiễn của khoa học thông tin; Các hệ thống thông tin quản lý (MIS); Toán học ứng dụng; Tin học ứng dụng trong hoạt động thông tin - thư viện; Thư viện số.
2. Thông tin chung về học phần
- Tên môn học : Thông tin học nâng cao/Advance Information Studies
- Mã môn học: LIB 6002
- Môn học: bắt buộc
- Số tín chỉ: 02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lên lớp : 30 (Lý thuyết: 20, Bài tập: 6; Thảo luận: 4)
+ Thực hành: 0
+ Tự học : 0
- Tên môn học:
- Địa chỉ khoa / Bộ môn phụ trách môn học:
Khoa Thông tin - Thư viện; Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn -
ĐHQGHN. Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại / Fax : 04-8583903
Email : thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1 Mục tiêu chung của học phần
Kết thúc học phần, học viên sẽ phân tích, lý giải những khái niệm, quan điểm cơ bản - nền tảng lý luận và hoạt động thực tiễn của hoạt động thông tin tư liệu KH & CN trong xã hội thông tin. Hiểu khái quát về sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Nắm đựoc các đặc trưng, động lực phát triển của nền “Kinh tế tri thức”. Phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Xác định được vai trò của hoạt động thông tin KH&CN phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước. Biết thiết kế, quản lý dự án về phát triển hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin tư liệu khoa học và công nghệ nói riêng trong môi trường xã hội mới - xã hội thông tin
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức
- Giúp học viện nắm vững, hiểu rõ những kiến thức chuyên sâu, những vấn đề lý luận của thông tin học. Nhận biết rõ môi trường mới của hoạt động thông tin khoa học & công nghệ (KH & CN) trong xã hội thông tin hiện đại.
- Nắm vững thực tiễn của hoạt động quản trị thông tin, hệ thống thông tin; Các đặc trưng, động lực phát triển của nền Kinh tế tri thức.
- Phân tích được thực trạng nền Kinh tế Việt Nam và nhiệm vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định vai trò của hoạt động thông tin KH&CN phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước cũng như việc thiết kế và quản lý các dự án xây dựng, phát triển hệ thống thông tin KH & CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
3.2.2. Về kỹ năng
- Có kỹ năng phân tích bản chất, nội hàm các khái niệm khác nhau của khoa học thông tin tư liệu.
- Có khả năng xem xét, nghiên cứu, đánh giá các quan niệm, quan điểm khác nhau về thông tin KH & CN, quản trị hệ thống thông tin KH & CN.
- Có khả năng nhận biết, đánh giá thực trạng của môi trường hoạt động thông tin và quản lý thông tin KH & CN
- Biết cách triển khai thiết kế và quản lý dự án về phát triển hệ thống thông tin nói chung và thông tin khoa học & công nghệ nói riêng phù hợp với đặc thù điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
3.2.3. Về thái độ
- Có tinh thần say mê, tích cực, chủ động trong học tập, hướng đến những phát triển mới của ngành thông tin, thư viện vào thực tiễn.
- Tự tin vào khả năng áp dụng những kiến thức mới vào hoạt động thực tiễn.
4. Tóm tắt nội dung học phần
Giới thiệu, phân tích, lý giải những khái niệm, quan điểm cơ bản - nền tảng lý luận và hoạt động thực tiễn của hoạt động thông tin tư liệu KH & CN trong xã hội thông tin. Tìm hiểu khái quát về sự ra đời của nền kinh tế tri thức. Các đặc trưng, động lực phát triển của nền “Kinh tế tri thức”. Phân tích thực trạng nền kinh tế Việt Nam và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Xác định vai trò của hoạt động thông tin KH&CN phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước. Cách thức thiết kế, quản lý dự án về phát triển hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin tư liệu khoa học và công nghệ nói riêng trong môi trường xã hội mới - xã hội thông tin
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi (Học viên phải biết)
Học viên phải nắm được hệ thống các khái niệm, các quan điểm khác nhau về Thông tin học; Sự ra đời và đặc trưng, động lực phát triển của nền kinh tế tri thức; năm được kinh tế Việt Nam. Nẵm rõ được Kinh tế Việt Nam và công cuộc CNH, HĐH ở Việt Nam; Thiết kế, quản lý dự án phát triển hệ thống thông tin trong môi trường thông tin mới.
5.2. Nội dung chi tiết học phần.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THÔNG TIN HỌC
1.1. Hệ thống các khái niệm
1.2. Các quan điểm khác nhau về Thông tin học
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN TRONG XÃ HỘI THÔNG TIN
2.1. Sự ra đời của nền kinh tế tri thức
2.1.1. Sự tiến triển tri thức của nhân loại
2.1.2. Khái niệm “Nền kinh tế tri thức”
2.2. Đặc trưng của nền “Kinh tế tri thức”
2.2.1. Nền kinh tế dựa trên tri thức và tri thức là yếu tố quyết định nhất
2.2.2. Nền kinh tế chuyển đổi nhanh về cơ cấu
2.2.3. Công nghệ thông tin ứng dụng rộng rãi
2.2.4. Nền Giáo dục: Học tập suốt đời, xã hội học tập.
2.2.5. Nền kinh tế mang tính toàn cấu
2.2.6. Sự sáng tạo để tồn tại và cạnh tranh
2.3. Động lực phát triển kinh tế tri thức
2.3.1. Phát huy dân chủ, sang tạo, nâng cao sức cạnh tranh.
2.3.2. Nâng cao nhận thức về tri thức
2.3.3. Nâng cao năng lực khoa học & công nghệ quốc gia
2.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
2.3.5. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin
CHƯƠNG 3. KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
3.1. Kinh tế Việt Nam
3.2. Cơ hội và thách thức đối với kinh tế Việt Nam
3.2.1. Cơ hội
3.2.2. Thách thức
3.3. KTTT và công cuộc CNH, HĐH ở Việt Nam
3.3.1. Tính tất yếu phát triển KTTT
3.3.2. CNH, HĐH kết hợp với quá trình phát triển KTTT
3.3.3. Từng bước phát triển KTTT, rút ngắn quá trình CNH, HĐH
3.3.4. Những yếu tố đảm bảo thành công của CNH
3.4. Phát triển KTTT trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam
3.4.1. Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
3.4.2. Các ngành CN & DV phải phát triển vừa tuần tự vừa nhảy vọt
3.4.3. Phát triển nhanh có chọn lọc các ngành KT dựa vào tri thức và CN cao
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ, QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG THÔNG TIN MỚI
4.1. Khái niệm dự án
4.2. Xác định phương án lựa chọn nội dung dự án
4.2.1. Tính cấp thiết của dự án
4.2.2. Nhiệm vụ dự án
4.2.3. Phương pháp triển khai dự án
4.2.4. Đánh giá phương án lựa chọn
4.3. Kinh phí đầu tư cho dự án
4.3.1. Chi phí trực tiếp
4.3.2. Chi phí gián tiếp
4.3.3. Chi phí cho người sử dụng
4.3.4. Đánh giá các chi phí cho toàn hệ thống
4.4. Xác định và phân tích lợi ích dự án
4.4.1. Nội dung các lợi ích
4.4.2. Nội dung về mức độ dịch vụ
4.4.3. Định lượng các lợi ích hữu hình
4.4.4. Định lượng các lợi ích vô hình
4.4.5. Xác định các lợi ích có điều kiện
4.4.6. Tác dụng đầu tư
4.5. Vấn đề rủi ro của dự án
4.5.1. Các phương án giải quyết rủi ro
4.5.2. Đánh giá rủi ro
4.5.3. Quản lý rủi ro
4.6. Phân tích và lựa chọn phương án
4.6.1. Xác định các yêu cầu
4.6.2. Lựa chọn các tiêu chuẩn đầu tư
4.6.3. Phân tích cho phí lợi ích
4.7. Chuẩn bị tài liệu cho đề xuất dự án
4.7.1. Xác định người nghe
4.7.2. Trình bày khung cảnh và nội dung của báo cáo dự án
4.8. Tạo niềm tin
4.8.1. Tìm người bảo lãnh
4.8.2. Giới thiệu, thuyết phục và xây dựng mô hình thử
4.9. Kiểm tra tiến độ
4.9.1. Chọn các phương án kiểm tra
4.9.2. Lập kế hoạch và quản lý các kiểm tra tiến độ
4.9.3. Thành phần tham gia kiểm tra
4.9.4. Xử lý các kết quả kiểm tra
4.10. Nguyên tắc trong quản lý dự án xây dựng Hệ thống thông tin
4.10.1. Các vấn đề trong quản lý dự án
4.10.2. Các nguyên tắc thực hiện quản lý dự án
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung |
Hình thức tổ chức dạy và học |
Tổng |
Lý
thuyết |
Cemina - Bài tập |
Thực hành thực tập |
Tự học, tự nghiên cứu |
Chương 1 |
3 |
|
|
|
3 |
Chương 2 |
3 |
1 |
1 |
|
5 |
Chường 3 |
3 |
1 |
3 |
|
6 |
Chương 4 |
5 |
4 |
7 |
|
16 |
Tổng |
14 |
6 |
10 |
|
30 |
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
- Đoàn Phan Tân. Các hệ thống thông tin quản lý. H.: Đại học Văn hóa Hà Nội, 2004.- 278 tr
- Nguyễn Hữu Hùng. Thông tin, từ lý luận đến thực tiễn.- H.: Văn hoá Thông tin, 2005.- 833 tr.
- Trần Thị Quý. Thông tin học nâng cao/Tập bài giảng. H.: ĐHKHXH & NV, 2007.- 106 tr.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
- Đặng Hữu. Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.- Chính trị Quốc gia, 2001.- 389 tr.
- Nguyễn Khắc Khoa. Quản lý thông tin và công nghệ thông tin.-H.: Văn hóa-Thông tin, 2002.-321 tr.
- Tri thức thông tin và phát triển/Lại Văn Toàn, Nguyễn Như Diệm, Trần Ngọc Hiên, Nguyễn Hoài, Phạm Khiêm Ích, Phạm Nguyên Long, Nguyễn Đình Lộc, Hồ Phương, Ngiêm Văn Thái, Lê Xuân Vĩnh.—H.: Viện Thông tin Khoa học Xã hội, 2000.- 370 tr.
- Perter Brophy. Thư viện trong thế kỷ XXI, những dịch vụ mới trong kỷ nguyên thông tin.- H.: Khoa Thông tin - Thư viện, 2004.- 180 tr.
- G. Edward Evans. Management Basies for Information Professsionals / G. Edward Evans, Patricia Layzell Ward, Bendik Rugaas.- New York, London; Neal-Sclueman Publishers, Inc.- 2000 .- 560 p.
- Gorman. G.E. Qualitative research for the information professional a practical bandbook / G. E. Gorman, Peter Clayton..- London. Libarary Associatia publishing, 1998 .- 287p.
- Lancaster. F.W. Technology and managment in library and information servicer / F.W. Lancaster, Beth Sandore.- London, Library Association Publishing, 1997.-322 p.
- Robert D. Stueart. Library and information Center Management//Sixth Edition // Robert D. Stueart, Barbara B. Moran.- A Division of Greenwood Publishing Group, Inc. Greenwood Village, Colorado.: Librarier unlimited, 2002.- 493 p.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - Đánh giá thường xuyên: 10%
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30%
Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.3. Kiểm tra - đánh giá tiết học phần: 60%
Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.4 Lịch thi, kiểm tra (theo quy định)