ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
----------------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Evaluating Infomation Products and Services
- Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
- Giảng viên 1
-
- Họ và tên: Mai Hà
- Học hàm, học vị: PGS. TS
- Thời gian làm việc:
- Địa điểm làm việc: 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: p. 1108, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội
- Điện thoại: 0903430336
- Email: maiha53@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị thông tin, xã hội học quản lý,
2. Giảng viên 2:
-
- Họ và tên: Trần Thị Quý
- Học hàm, học vị: PGS.TS.
- Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
- Địa điểm làm việc: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
- Địa chỉ liên hệ: Nhà A, Phòng 411, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 0913525419
- Email: tranthiquy@yahoo.com
- Thông tin chung về học phần
- Tên môn học: Đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
- Mã môn học: LIB 6044
- Môn học: - bắt buộc: Sản phẩm và Dịch vụ thông tin - thư viện
- lựa chọn: Nhu cầu tin
-
- Số tín chỉ: 03
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lên lớp: 45 (lý thuyết: 25; bài tập: 10; thảo luận: 10)
+ Thực hành: 0
+ Tự học: 0
-
- Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học:
Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân văn
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân,Hà Nội.
Điện thoại/Fax: 04-8583903
E-mail: thongtinthuvien@gmail.com
- Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
- Mục tiêu chung của học phần:
Mục tiêu chung: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng và tư duy sáng tạo trong việc xác lập tiêu chí, phát triển phương thức đánh giá SP&DV thông tin - thư viện, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ thông tin - thư viện trên cương vị công tác chuyên môn của học viên.
2.
Chuẩn đầu ra của học phần (CĐR về kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ)
Trên cơ sở các kiến thức đã được trang bị ở bậc cử nhân và các kinh nghiệm công tác thực tiễn, học viên sẽ:
- Nắm được những tri thức và nhận biết được bản chất của công tác đánh giá SP&DV thông tin - thư viện; quan điểm đánh giá xuất phát từ những góc độ của người dùng tin, người cung ứng dịch vụ thông tin - thư viện, người quản lý dịch vụ thông tin - thư viện.
- Nhận biết các đặc trưng cơ bản của SP&DV thông tin - thư viện (TT-TV) hiện nay và xu thế phát triển trong tương lai.
- Có kỹ năng quản lý SP&DV thông tin - thư viện trong điều kiện thực tiễn hiện nay.
- Có tầm nhìn để mở rộng và tạo thị trường cho SP&DV thông tin - thư viện.
- Tóm tắt nội dung học phần (Tóm tắt trong khoảng 150 từ)
Nội dung chính của học phần là những kiến thức, kỹ năng và tư duy sáng tạo trong việc xác lập tiêu chí, phát triển phương thức đánh giá SP&DV thông tin - thư viện; cung cấp phương pháp luận đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động dịch vụ thông tin - thư viện trên cương vị công tác chuyên môn của học viên
- Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi (Học viên phải biết):
Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
Khái niệm về đánh giá dịch vụ thông tin - thư viện
Các loại hình đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
Phương pháp luận xây dựng tiêu chí đánh giá SP&DV TT-TV
Phương thức đánh giá SP&DV TT-TV
5.2. Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
Chương 1. Tổng quan về đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
-
- Khái niệm và vai trò của SP&DV thông tin - thư viện
- Khái niệm SP&DV thông tin - thư viện
- Khái niệm về đánh giá
- Vai trò của đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
- Các loại hình đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
- Đánh giá tăng trưởng SP&DV thông tin - thư viện
- Đánh giá chất lượng SP&DV thông tin - thư viện
- Đánh giá hiệu quả SP&DV thông tin - thư viện
- Đánh giá rủi ro SP&DV thông tin - thư viện
- Các chủ thể đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
- Người dùng SP&DV thông tin - thư viện
- Người cung ứng SP&DV thông tin - thư viện
- Người quản lý cơ quan sản xuất SP&DV thông tin - thư viện
- Các đặc trưng cơ bản SP&DV thông tin - thư viện hiện đại
- Tốc độ đổi mới
- Đa dạng
- Thân thiện
Chương 2. Tiếp cận hệ thống trong đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin -thư viện
2.1. Khái niệm về Tiếp cận hệ thống trong đánh giá SP&DV TT-TV
2.1.1. Khái niệm về Tiếp cận hệ thống
2.1.2. Tại sao Tiếp cận hệ thống
2.1.3. Nhũng nguyên lý cơ bản của Tiếp cận hệ thống
2.1.4. Quy định, đặc trưng của SP, DV
2.1.5. Một số chú ý
2.2. Đánh giá SP&DV TT-TV là hoạt động mang tính hệ thống
2.2.1. Tính phức tạp của đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
2.2.2. Tính tổng thể của đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
2.2.3. Tính mục tiêu trong đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
2.3. Xác định tiêu chí trong đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
2.3.1. Tiêu chí tăng trưởng
2.3.2. Tiêu chí phát triển
2.3.3. Tiêu chí phát triển bền vững
Chương 3. Thực hiện đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
3.1. Những yếu tố cơ sở đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện
3.1.1. Cơ sở về thông tin
3.1.2. Yếu tố tài chính
3.1.3. Yếu tố pháp lý
3.1.4. Yếu tố con người
3.2. Các phương pháp cơ bản trong đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
3.2.1. Nhóm các phương pháp toán học
3.2.2. Nhóm các phương pháp mô phỏng
3.2.3. Nhóm các phương pháp xử lý ý kiến chuyên gia
3.3. Các bước đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
3.3.1. Bước chuẩn bị đánh giá
3.3.2. Bước lập kế hoạch đánh giá
3.3.3. Bước thực hiện đánh giá
3.3.4. Bước phân tích các kết quả đánh giá
3.4. Bài tập thực hành:
Thiết kế bài toán đánh giá SP&DV thông tin - thư viện cụ thể
Xác định tiêu chí đánh giá SP&DV thông tin - thư viện cụ thẻ
Trình bày các bước đánh giá SP&DV thông tin - thư viện
- Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung |
Lý thuyết |
Thảo luận |
Bài tập |
Tổng cộng |
Chương 1 |
4 |
1 |
|
5 |
Chương 2 |
5 |
5 |
5 |
15 |
Chương 3 |
5 |
|
5 |
10 |
Tổng cộng |
15 |
5 |
10 |
30 |
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
- Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện. Trần Mạnh Tuấn, 1998, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
- Atherton P. Handbook for Information Systems and Services.- UNESCO, 1977, 259 p.
- Avison D., Fitzgerald G. Information Systems Development: Methodologies, Technique and Tools.- 3rd edi.- London, McGraw-Hill, 2003, 592 p.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
- Aliphat P., Bergudo A. Système d'Information de l'entreprise. Hermès, 1997.
- Andro T., Chauvet J.M. Objects métier. Eyrolles, 1998.
- Graeve Jean de, Potier Jean. Système d'Information. Les Editions Sapientia, 2001, 138 p.
- Harvey J.F., Carroll F.L. Internationalizing Library and Information Sciences Education: A Handbook of Policies and Procedures in Administration and Curriculum.- New York, Greenwood Press, 1997. 391 p.
- Larvet P. Analyse des Système: de l'approche fonctionnelle à l'approche objet. InterEditions, 1994.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
10%; đánh giá tinh thần tự giác, chủ động tham gia phát biểu, nêu câu hỏi sáng tạo, Giảng viên kết hợp với Cán bộ lớp đánh giá
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
20%; Đánh giá kiến thức cơ bản về đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, mỗi người có bài viết riêng, trình bày và đánh giá điểm theo nhóm khoảng 5-10/nhóm
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
70%; Đánh giá qua bài thi viết hoặc tiểu luận. Trình bày tổng thể vấn đề đánh giá SP&DV thông tin - thư viện thông qua 1 hoặc vài SP&DV cụ thể
8.4. Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định)