ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
----------------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Knowledge management
1. Thông tin về giảng viên
* Giảng viên 1:
-
- Họ và tên: Nghiêm Xuân Huy
- Học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
- Thời gian làm việc: các ngày trong tuần
- Địa điểm làm việc: Ban Khoa học Công nghệ, ĐHQG Hà Nội
- Địa chỉ liên hệ: Ban KHCN, Phòng 706, Tòa nhà Điều hành ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 04.3754 7670 (số máy lẻ: 736)
- Email: nghiemhuy@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Kiến thức thông tin; Dịch vụ thông tin tham khảo; Phân tích và thiết kế hệ thống; Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin - thư viện
* Giảng viên 2:
- Họ và tên: Đỗ Văn Hùng
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
- Điện thọai: 0967101977
- Email: dvhung@vnu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Thư viện số; Lưu trữ và bảo quản số; Tự động hóa trong hoạt động thông tin - thư viện; Quản trị nội dung; Sách điện tử và xuất bản điện tử; Phương pháp nghiên cứu
* Giảng viên 3:
-
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Hạnh
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ, Giảng viên chính
- Địa điểm làm việc: Bộ môn Thông tin - Tư liệu, Khoa Thông tin - Thư viện
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
- Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 04-8583903; Mobile: 0912-870-167
- Email: hnguyen_2001@yahoo.fr
- Các hướng nghiên cứu chính: tra cứu thông tin; Tổ chức và bảo quản và xuất bản thông tin điện tử, hypermedia, multimedia, Internet, Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; Thư viện điện tử; Chính sách thông tin quốc gia.
2. Thông tin chung về học phần
Tên học phần: Quản trị tri thức
Mã học phần: Knowdedge Management
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Học phần: Tự chọn
Giờ tín chỉ đối với các họat động
- Nghe giảng lý thuyết: 18
- Làm bài tập trên lớp: 2
- Thảo luận: 10
- Thực hành, thực tập:
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách học phần:
Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1.Mục tiêu chung của học phần:
Sau khi học xong học phần Quản trị tri thức người học có khả năng chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch và trực tiếp triển khai hoạt động quản trị tri thức ở các loại hình cơ quan thông tin - thư viện khác nhau. Bên cạnh đó, người học có khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tổ chức và tham gia các hoạt động quản trị tri thức tại cơ sở làm việc, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công việc và tăng cường văn hóa chia sẻ tri thức.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Chuẩn đầu ra về kiến thức:
- Xác định được vai trò của tri thức và quản trị tri thức trong xã hội
- Hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của tri thức và quản trị tri thức
- Xác định được các quy trình của quản trị tri thức
- Hiểu được bản chất của các lý thuyết và hướng tiếp cận quản trị tri thức.
- Hiểu được các chiến lược và phương pháp xây dựng kế hoạch quản trị tri thức.
- Nắm được vai trò của các bên liên quan trong tổ chức hoạt động quản trị tri thức và thống kê khoa học & công nghệ.
- Hiểu được các nguyên tắc xây dựng và triển khai hoạt động quản trị tri thức.
3.2.2. Chuẩn đầu ra về kỹ năng:
- Áp dụng được những nguyên lý và tiếp cận quản trị tri thức trong tổ chức công việc tại các cơ quan thông tin - thư viện.
- Biết cách vận dụng các lý thuyết và phương pháp quản trị tri thức trong tổ chức hoạt động tại các cơ quan thông tin - thư viện.
- Nắm được cách thức tổ chức hoạt động quản trị tri thức tại các bối cảnh thư viện cụ thể
- Tổ chức triển khai các hoạt động nắm bắt nhu cầu của cơ quan và người dùng tin đối với hoạt động quản trị tri thức.
3.2.3. Chuẩn đầu ra về năng lực và thái độ
- Hình thành được cách nhìn nhận đúng đắn về ngành nghề và vai trò của người cán bộ thư viện trong hoạt động quản trị tri thức, từ đó có đóng góp tích cực cho sự nghiệp thông tin - thư viện của đất nước.
- Làm chủ được những mảng công việc có liên quan đến nội dung môn học.
- Nhìn nhận được tầm quan trọng của quản trị tri thức trong công tác tổ chức và quản lý tại thư viện.
- Có tinh thần và thái độ tích cực trong học tập và công tác. Có ý thức rèn luyện khả năng học tập độc lập và tự học suốt đời
- Tự tin trong thảo luận và trình bày các kết quả nghiên cứu
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần “Quản trị tri thức” trang bị cho học viên những cách tiếp cận và lý thuyết cơ bản về công tác tổ chức Quản trị tri thức tại các bối cảnh công việc khác nhau. Nội dung chính của học phần hướng vào các nội dung: lý thuyết, quy trình quản trị tri thức tại Việt Nam nói chung và ở các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam nói riêng.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi
Học viên phải nắm được nội hàm các khái niệm và các vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động quản trị tri thức. Hiểu rõ vai trò của quản trị tri thức trong quản lý và phát triển tổ chức. Nắm rõ được quy trình quản trị tri thức trong bối cảnh công việc của mình.
5.2. Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC
1.1. Tổng quan về Quản trị tri thức
1.1.1. Khái niệm tri thức
1.1.2. Khái niệm về quản trị
1.1.3. Khái niệm quản trị tri thức
1.1.4. Các nội dung cơ bản của quản trị tri thức
1.1.5. Các xu thế và cách tiếp cận trong quản trị tri thức
1.1.6. Vai trò của quản trị tri thức trong phát triển tổ chức
1.2. Quản trị tri thức trong các cơ quan thông tin - thư viện
1.2.1. Xây dựng chiến lược
- Tổ chức thực hiện
- Giám sát và thẩm định
1.3. Các yếu tố tác động tới quản trị tri thức
1.3.1. Nguồn nhân lực
1.3.2. Tài chính và ngân sách
1.3.3. Cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ
1.3.2. Chính sách, cơ chế về quản trị tri thức
1.4. Văn hoá tổ chức và quản trị tri thức
1.4.1. Văn hoá và văn hoá tổ chức
1.4.2. Mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức và quản trị tri thức
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ TRI THỨC TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
2.1. Chiến lược quản trị tri thức trong tổ chức và mô hình ra quyết định tổ chức
2.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định tổ chức
2.1.2. Chiến lược quản trị tri thức trong tổ chức
2.2. Nhân sự quản trị tri thức trong tổ chức
2.2.1. Giám đốc tri thức (Chief knowledge officer - CKO)
2.2.2. Chuyên gia phân tích tri thức (Knowledge analyst)
2.2.3. Kỹ sư tri thức (Knowledge engineer)
2.2.4. Người quản trị tri thức (Knowledge manager)
2.2.5. Chuyên viên tri thức (Knowledge steward)
2.3. Quản trị tri thức trong các doanh nghiệp
2.3.1. Vai trò của QTTT trong hoạt động quản trị và phát triển doanh nghiệp
2.3.2. Các mô hình QTTT áp dụng trong các doanh nghiệp
2.3.3. Các điều kiện để triển khai QTTT tại các doanh nghiệp
CHƯƠNG 3. QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN - THƯ VIỆN
3.1. Phân tích, xác định nhu cầu tri thức
3.1.1. Phân loại nhu cầu tri thức
3.1.2. Các phương pháp xác định nhu cầu tri thức
3.2. Tập hợp tri thức
3.2.1. Xác định phạm vi nội dung
3.2.2. Các phương thức tập hợp tri thức
3.3. Cập nhật tri thức
3.3.1. Xác định mức độ và phạm vi cập nhật
3.3.2. Vai trò của các bên liên quan trong việc cập nhật tri thức
3.3.3. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động cập nhật tri thức
3.4. Thúc đẩy, chia sẻ tri thức
3.4.1. Xây dựng văn hóa chia sẻ
3.4.2. Xác định cơ chế chia sẻ
3.4.3. Ứng dụng các giải pháp công nghệ trong hoạt động thúc đẩy và chia sẻ tri thức
3.5. Phát triển tri thức
3.5.1. Phân tích và tổng hợp tri thức
3.5.2. Áp dụng tri thức trong giải quyết các vấn đề thực tế
3.6. Khai thác và sử dụng tri thức
3.6.1. Xây dựng cơ sở tri trức (knowledge base)
3.6.2. Hỗ trợ khai thác cơ sở tri thức
3.6.3. Cơ chế và nguyên tắc quản lý, khai thác cơ sở tri thức
6. Hình thức tổ chức dạy học
Nội dung |
Hình thức tổ chức dạy và học |
Tổng |
Lý thuyết
|
Cemina-Bài tập |
Thực hành -Thực tập |
Tự học, tự nghiên cứu |
Chương 1 |
6 |
|
|
|
6 |
Chương 2 |
4 |
2 |
4 |
|
10 |
Chương 3 |
6 |
4 |
4 |
|
14 |
Tổng |
16 |
6 |
8 |
|
30 |
7.1. Tài liệu đọc bắt buộc
- Đặng, Mộng Lân. Kinh tế tri thức những khái niệm và vấn đề cơ bản.- H.: Thanh niên, 2002.- 142 tr. (Địa chỉ tài liệu: Thư viện Quốc gia (TVQG): VN02.03213-14)
- Sinotte, Michelle 2004, Exploration of the Field of Knowledge Management for the Library and Information Professional, Libri, vol. 54, pp. 190-198 (Nơi có bản dịch: Phòng Tư liệu Khoa TT-TV)
7.2. Tài liệu đọc thêm
- Bergeron, Bryan. Essentials of knowledge management.- New Jersey : John Wiley & Sons, 2003.- 208 p. (Địa chỉ tài liệu: TVQG: NV06.00966)
- Đặng Hữu. Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam.- H.: Chính trị Quốc gia, 2004.- 318 tr. (Địa chỉ tài liệu: Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (TTTTTV ĐHQGHN)
- Frappaolo, Carl. Knowledge Management.- West Sussex : Capstone Publishing Ltd, 2006.- 136 p. (Địa chỉ tài liệu: TTTTTV ĐHQGHN: AV-D2/02554)
- Housel, Thomas. Measuring and managing knowledge / Thomas Housel, Arthur H. Bell.- Boston : Irwin/McGraw-Hill, 2001.- 162 p (Địa chỉ tài liệu: TVQG: NV04.00780)
- Information technology for knowledge management / Ed.: Uwe M. Borghoff, Remo Pareschi.- Springer, 1998.- 232 p. (Địa chỉ tài liệu: TVQG: NV98.00790, TTTTTV ĐHQGHN: A-D0/02075)
- Ngô Trung Việt. Tổ chức, quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và tri thức.- H.: Bưu điện, 2005.- 529 tr. (Địa chỉ tài liệu: TVQG: VV06.08694-97)
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
1 |
Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Tích cực phát biểu xây dựng bải |
05% |
Cá nhân |
|
Nhật ký học phần |
5% |
Cá nhân |
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
2 |
Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung: 1,2 đạt yêu cầu |
30% |
Cá nhân |
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
3 |
Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầu thông qua các hình thức: làm thi hết môn; bài tiểu luận; hoặc, bài thi vấn đáp |
60% |
Cá nhân |
8.4. Lịch thi, kiểm tra: Theo quy định của Trường và Khoa