LIB 6011 - Quản lý sự nghiệp Thông tin - Thư viện

Thứ sáu - 20/08/2021 06:24
 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XH&NV
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
--------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

QUẢN LÝ SỰ NGHIỆP THÔNG TIN-THƯ VIỆN

Management of Library and Information Activities

1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương / giảng viên
1.1. Giảng viên 1

          Họ và tên                : Nguyễn Thị Lan Thanh
          Học hàm, học vị     : Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần
          Địa điểm làm việc   :Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Điện thoại (CQ)      : 043.8362970. DĐ: 0912122708
          Email                     : ntlanthanh.dhvh1954@gmail.com.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Tổ chức và quản lý các cơ quan thông tin-thư viện. Sự nghiệp Thông tin - Thư viện, Thư mục học.

1.2. Giảng viên 2
          Họ và tên                : Trần Thị Quý
          Học hàm, học vị     : Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần
          Địa điểm làm việc   : Khoa Thông tin Thư viện, Đại học KHXH&NV
336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
Điện thoại:              (NR) 043.7660016, (CQ) 043.8583903,  DĐ: 09 13525419
          Email:                    tranthiquy@yahoo.com  
Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về khoa học Thư viện và khoa học Thông tin, lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện. Xử lý thông tin/tài liệu, phân loại khoa học & phân loại tài liệu.
2. Thông tin chung về học phần
          - Tên môn học        : Quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện
          - Mã môn học         : LIB 6011
- Môn học              : lựa chọn
- Số tín chỉ:              : 02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:       30
+ Lên lớp      : 20 (Lý thuyết: 14, Thảo luận: 6)
+ Thực hành          : 0
+ Tự học      : 10
          - Địa chỉ khoa / Bộ môn phụ trách môn học:
          Khoa Thông tin - Thư viện; Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn -           ĐHQGHN. Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại / Fax : 04-8583903
Email                 : thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục  tiêu và chuẩn đầu ra của học phần:
3.1 Mục tiêu chung của học phần:

          Kết thúc học phần học viên phải nắm vững kiến thức về lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện cách mạng Việt Nam; Hiểu rõ vai trò của Đảng và Nhà nước trong công tác lãnh đạo, quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện Việt Nam; Xem xét, đánh giá thực trạng của môi trường, điều kiện lịch sử cụ thể hoạt động thông tin - thư viện và quản lý sự nghiệp thông tin - thư viện; Biết cách quản lý, triển khai phát triển hệ thống thông tin - thư viện hiện đại có tính tới nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và môi trường hẹp triển khai cụ thể nói riêng.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức
  • Nắm vững kiến thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện cách mạng Việt Nam.
  • Nắm vững và hiểu rõ vai trò chỉ đạo tài tình của Đảng, sự quản lý sát sao và triển khai thực hiện có hiệu quả của Nhà nước trong quá trình hình thành và phát triển sự nghiệp Thông tin-Thư viện Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước trong lĩnh vực Tư tưởng & Văn hóa, Khoa học & Công nghệ. 
3.2.2. Về kỹ năng:
  • Nhanh chóng nhận biết những sự kiện, những hiện tượng của sự nghiệp Thông tin - Thư viện cách mạng Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển
  • Biết cách phân tích, lý giải những tài liệu chỉ đạo của Đảng và công tác quản lý, thực hiện của Nhà nước phát triển sự nghiệp Thông tin - Thư viện
  • Có khả năng xem xét, đánh giá thực trạng của môi trường, điều kiện lịch sử cụ thể hoạt động thông tin - thư viện  và quản lý sự nghiệp thông tin - thư viện.
  • Biết cách quản lý, triển khai phát triển hệ thống thông tin - thư viện hiện đại có tính tới nhiệm vụ kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và môi trường hẹp triển khai cụ thể nói riêng (theo địa lý, lãnh thổ hoặc cơ cấu tổ chức hành chính sự nghiệp)
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học giới thiệu, phân tích và lý giải toàn bộ tiến trình hình thành và phát triển của sự nghiệp Thư viện Việt Nam. Đồng thời giới thiệu và phân tích khá sâu sắc hoàn cảnh lịch sử chính trị, kinh tế-xã hội Việt Nam dẫn đến sự ra đời các văn kiện, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về phát triển, quản lý sự nghiệp thông tin - thư viện. Phân tích những thành tựu, những hạn chế, định hướng phát triển của hoạt động quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện trước yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
5.1. Nội dung cốt lõi (Học viên phải biết)

Học viên phải nắm vững kiến thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn tổ chức, quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện cách mạng Việt Nam. Hiểu rõ vai trò chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong quá trình hình thành và phát triển sự nghiệp Thông tin-Thư viện Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước trong lĩnh vực Tư tưởng & Văn hóa, Khoa học & Công nghệ. Phân tích những thành tựu, những hạn chế, định hướng phát triển của hoạt động quản lý sự nghiệp thông tin-thư viện trước yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn cách mạng của đất nước.

5.2. Nội dung chi tiết học phần
CHƯƠNG 1. SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
  1. Ảnh hưởng chủ nghĩa Mác-Lênin đối với hoạt động sách, báo cách mạng
  2. Vai trò của sách báo cách mạng đối với quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
  3. Vai trò của sách báo cách mạng trong cách mạng tư tưởng văn hóa giai đoạn giai đoạn 1930-1945
  4. Một số nhận xét và kết luận
CHƯƠNG 2. QUẢN LÝ SỰ NGHIỆP THÔNG TIN-THƯ VIỆN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954
2.1.Sự chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về công tác Thư viện trong năm đầu của chính quyền cách mạng 1945-1946
2.1.1.Hoàn cảnh kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 1945-1946
2.1.2.Các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác Thư viện giai đoạn 1945-1946
2.1.3.Thành tựu cửa sự nghiệp Thư viện giai đoạn 1945-1946.
2.2. Sự hình thành mạng lưới Thư viện kháng chiến và vai trò của nó trong giai đoạn 1946-1954
2.2.1. Hoàn cảnh kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 1946 - 1954
2.2.2. Các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác Thư viện giai đoạn 1946 - 1954
2.2.3. Mạng lưới Thư viện kháng chiến và vai trò của nó trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
2.3. Một số nhận xét và kết luận
CHƯƠNG 3. QUẢN LÝ SỰ NGHIỆP THÔNG TIN-THƯ VIỆN VIỆT NAM  GIAI ĐOẠN 1954 ĐẾN NAY
3.1. Quản lý sự nghiệp Thư viện Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1965

3.1.1. Hoàn cảnh kinh tế-xã hội của đất nước giai đoạn 1954-1965
3.1.2. Các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác Thư viện giai đoạn 1954 - 1965
3.1.3. Những thành tựu đạt được của sự nghiệp Thư viện 1954-1965
3.2. Quản lý sự nghiệp Thông tin - Thư viện Việt Nam giai đoạn 1965 đến 1975
3.2.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 1965 - 1975
3.2.2. Các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác Thông tin-Thư viện giai đoạn 1965 - 1975
3.2.3.Những thành tựu của sự nghiệp Thông tin-Thư viện giai đoạn 1965 - 1975
3.3. Quản lý sự nghiệp Thông tin-Thư viện Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay
3.3.1.Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 1975 đến nay
3.3.2.Các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác Thông tin-Thư viện giai đoạn 1975 đến nay
3.3.3.Những thành tựu của sự nghiệp Thông tin-Thư viện giai đoạn 1975 đến nay
3.3.4.Định hướng phát triển sự nghiệp Thông tin-Thư viện Việt Nam trong giai đoạn mới.
3.4.Một số nhận xét và kết luận
6. LỊCH TRÌNH VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY, HỌC

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng

thuyết
Cemina - Bài tập Thảo luận Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 3   1    
Chương 2 4   2 4  
Chương 3 7   3 6  
Tổng 14   6 10 30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
  1. Dương Bích Hồng. Sự nghiệp thư viện Việt Nam trong tiến trình văn hóa dân tộc.-H.: Vụ Thư viện-Bộ Văn hóa Thông tin, 1999.- 270 tr.
  2. Nguyễn Thị Lan Thanh, Trần Thị Quý. Quản lý sự nghiệp Thông tin-Thư viện Việt Nam/Tập bài giảng.: H.: ĐH KHXH & NV, 87 tr. (Nơi có tài liệu: Trung tâm TT-TV ĐHQG HN; Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)
7.2. Học liệu tham khảo thêm
  1. Bùi Loan Thùy. Tổ chức và quản lý công tác thông tin - thư viện/Bùi Loan Thùy, Đào Hoàng Thúy.- Tp. HCM.: thành phố Hồ Chí Minh, 1998.- 217 tr. (Nơi có tài liệu: Trung tâm TT-TV ĐHQG HN; Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)
  2. Nguyễn Tiến Hiển. Quản lý thư viện và trung tâm thông tin/ Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh.- H.: Đại học Văn hóa Hà Nội, 2002.- 236 tr. (Nơi có tài liệu: Trung tâm TT-TV ĐHQG HN; Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)
  3. Vụ Thư viện. Bộ Văn hóa Thông tin. Chiến lược phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam đến năm 2020. H.: Vụ Thư viện, 45 tr. (Nơi có tài liệu: Trung tâm TT-TV ĐHQG HN; Phòng Tư liệu Khoa TT-TV và Giảng viên)
  4. Vụ Thư viện. Các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác Thư viện.-H.: Vụ Thư viện, 2006.- 325 tr.
8. HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN
8.1. Kiểm tra - Đánh giá thường xuyên: 10%

Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ: 30%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.3. Kiểm tra - đánh giá tiết học phần: 60%
          Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận

8.4. Lịch thi, kiểm tra (theo quy định)

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây