LIB 6035 - Thư viện số và công nghệ nội dung

Thứ sáu - 20/08/2021 05:30
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

THƯ VIỆN SỐ VÀ CÔNG NGHỆ NỘI DUNG

Digital libraries and Content technology

1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/giảng viên
1.1. Giảng viên 1
Họ và tên: Nguyễn Huy Chương
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Giảng viên chính
Thời gian làm việc: 8 h - 17 h, Từ thứ 2 đến thứ 6
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN
Điện thọai: 7546558
Email: chuongnh@vnu.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Thư mục học, Tự động hóa thư viện, Thư viện điện tử, Tổ chức quản lý thư viện, Lịch sử thư viện
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý Hạnh
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ, Giảng viên chính
Địa điểm làm việc:  Bộ môn Thông tin - Tư liệu, Khoa Thông tin - Thư viện
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ liên hệ:       Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903; Mobile: 0912-870-167
Email: hnguyen_2001@yahoo.fr
Các hướng nghiên cứu chính: tra cứu thông tin; Tổ chức và bảo quản và xuất bản thông tin điện tử, hypermedia, multimedia, Internet, Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; Thư viện điện tử; Chính sách thông tin quốc gia.
2. Thông tin chung về học phần
-   Tên môn học: Thư viện số và công nghệ nội dung
    • Mã môn học: LIB 6035
    • Môn học: bắt buộc
    • Số tín chỉ: 3 
    • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết:                      28
+ Cemina - Bài tập:           07
+ Thực hành - Thực tập:    10
+ Tự học, tự nghiên cứu:   0
    • Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học:
Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân văn
     Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân,Hà Nội.
     Điện thoại/Fax: 04-8583903
E-mail: thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
    1. . Mục tiêu chung của học phần
Môn học trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất của thư viện số và công nghệ nội dung. Sau khi kết thúc khóa học, học viên phải nắm vững các khái niệm, đặc điểm, cấu trúc... của thư viện số và công nghệ nội dung. Hiểu rõ các thành phần, các phần mềm và trang thiết bị sử dụng trong thư viện số. Biết rõ quy trình tạo lập, khai thác, lưu trữ và bảo quản tài liệu số. Sử dụng thành thạo các thiết bị, công cụ, phần mềm số hóa, ngôn ngữ siêu văn bản và nhận dạng ký tự quang học để tạo lập tài nguyên số và xây dựng trang web/cổng thông tin. Nắm vững tính chất, tầm quan trọng và các ứng dụng công nghệ nội dung trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hiểu và tuân thủ nghiêm túc các vấn đề về bản quyền và sở hữu trí tuệ.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức:
  • Hiểu rõ nội hàm tự động hóa thư viện, thư viện số.
  • Nắm vững các nguyên tắc xây dựng, phát triển thư viện số.
  • Nắm vững các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thư viện số và công nghệ nội dung, công nghiệp nội dung.
  • Nắm vững các kiến thức quan trọng trong thư viện số và công nghệ nội dung như siêu dữ liệu, tra cứu liên thư viện, cổng thông tin…
  •  Hiểu rõ các thành phần trong thư viện điện tử/thư viện số, các trang thiết bị sử dụng trong thư viện hiện đại.
  • Nắm vững các nguyên tắc xây dựng và phát triển thư viện điện tử/thư viện số.
  • Nắm được các phương pháp tạo lập, khai thác, lưu trữ và bảo quản tài liệu điện tử/tài liệu số.
  • Nắm vững các vấn đề liên quan tới an toàn và bảo mật các tài liệu điện tử/tài liệu số.
  • Hiểu rõ một số công cụ search engine và phần mềm liên quan tới xử lý, tìm kiếm thông tin trên Web và Internet.
  • Hiểu rõ các vấn đề về bản quyền và sở hữu trí tuệ.
  • Nắm được tính chất và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ nội dung trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
3.2.2  Về kỹ năng
  • Phân tích được các thành phần trong thư viện số.
  • Tổ chức triển khai được hoạt động sưu tầm, tạo lập, lưu trữ và khai thác các bộ sưu tập số.
  • Thành thạo hoạt động khai thác, vận hành, quản lý các trang thiết bị sử dụng trong thư viện điện tử/thư viện số.
  • Biết cách tra cứu và nhập dữ liệu biên mục qua Z39.50
  • Xác định được các yêu cầu đối với hệ thống webside và cổng thông tin.
  • Tạo lập được mô hình liên thông giữa các thư viện.
  • Thực hiện thành thạo các quy trình tự động hóa toàn bộ hoạt động thư viện (thu thập, xử lý, tìm kiếm và khai thác thông tin).
  • Đánh giá, thẩm định được các loại thông tin trên Internet.
  • Sử dụng thành thạo các thiết bị, công cụ, phần mềm số hóa và nhận dạng ký tự quang học.
  • Biết sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản để xây dựng trang web/cổng thông tin với các định dạng cơ bản của tài liệu số như: âm thanh, hình ảnh, tài liệu đa phương tiện...
  • Xây dựng được kế hoạch và chính sách phát triển thư viện điện tử/thư viện số.
3.2.3  Về thái độ
  • Có niềm say mê với công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin.
  • Yêu thích sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới vào công tác chuyên môn, nhất là lĩnh vực tự động hóa, tin học hóa thư viện.
  • Quan tâm tới xu hướng phát triển của thư viện số, của công nghệ nội dung và công nghiệp nội dung trên thế giới và ở Việt nam. Mong muốn góp phần vào việc đẩy nhanh thư viện số, công nghệ nội dung ở Việt Nam lên hàng các quốc gia tiên tiến.
  • Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, cập nhật và thường xuyên rèn luyện kỹ năng tổ chức, quản trị và khai thác thông tin, nội dung số trong thư viện, trên web và mạng internet.
  1. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần “Thư viện số và công nghệ nội dung” gồm 5 chương tương ứng với 5 nội dung quan trọng nhất của vấn đề nghiên cứu. Nội dung thứ nhất đề cập những kiến thức tổng quan về thư viện số với các khái niệm, chức năng, nguyên tắc, thành phần... của thư viện số. Nội dung thứ hai đi sâu vào quá trình tạo lập, quản trị và khai thác thông tin số. Nội dung thứ ba giải quyết những vấn đề về xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển thư viện số. Nội dung thứ tư đề cập đến những vấn đề lý luận và giải pháp kỹ thuật của công nghệ nội dung như các yếu tố ảnh hưởng, các lĩnh vực sử dụng công nghệ nội dung, các công cụ và phần mềm. Nội dung thứ năm tập trung phân tích về các ứng dụng công nghệ nội dung trong hoạt động thong tin thư viện.
  1. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi 
Học viên phải nắm vững các khái niệm, đặc điểm, cấu trúc... của thư viện số và công nghệ nội dung. Hiểu rõ các thành phần, các phần mềm và trang thiết bị sử dụng trong thư viện số. Biết rõ cách thức, quy trình tạo lập, khai thác, lưu trữ và bảo quản tài liệu số. Sử dụng thành thạo các thiết bị, công cụ, phần mềm số hóa, ngôn ngữ siêu văn bản và nhận dạng ký tự quang học để tạo lập tài nguyên số và xây dựng trang web/cổng thông tin.Nắm vững tính chất, tầm quan trọng và các ứng dụng công nghệ nội dung trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hiểu và tuân thủ nghiêm túc các vấn đề về bản quyền và sở hữu trí tuệ.
    1. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1: Tổng quan về thư viện số
  1. 1 Một số khái niệm cơ bản
    1. Khái niệm thư viện điện tử
    2. Khái niệm thư viện số
    3. Khái niệm thư viện ảo
    4. . Vai trò, chức năng và dịch vụ của thư viện số
      1. Vai trò
      2. Chức năng
      3. Dịch vụ
    5.  Nguyên tắc và lưu ý khi xây dựng thư viện số
1.3.1. Các nguyên tắc cơ bản
1.3.2  Những điểm cần lưu ý khi xây dựng thư viện số
    1.  Thành phần của thư viện số
      1. Hạ tầng kỹ thuật
        1. Phần cứng
        2. Phần mềm
      2. Vốn tài liệu
      3. Cán bộ thư viện
      4. Dịch vụ và người dùng tin
    2.  Bảo quản và sở hữu trí tuệ trong thư viện số
    3.  Phát triển thư viện số trên thế giới và ở Việt Nam
Chương 2: Tạo lập, quản trị và khai thác thông tin trong thư viện số
2.1  Sưu tập tài liệu số và số hóa tài liệu
2.1.1 Sưu tập tài liệu số
2.1.2 Số hóa tài liệu
2. 2  Biên mục tài liệu số
2.2.1 Biên mục analog
2.2.2 Biên mục digital
2.2.3 Chuyển đổi MARC sang Dubin Core
2.3  Khai thác thông tin số
2.3.1 Công cụ tìm kiếm, khai thác
2.3.2  Chiến lược tìm kiếm, khai thác
Chương 3: Chính sách và kế hoạch phát triển thư viện số
3.1  Xác định chính sách phát triển thư viện số
3.2  Xây dựng kế hoạch tài chính
3.2.1   Phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật
3.2.2   Phát triển nguồn tin số
3.3  Áp dụng chuẩn và công nghệ tiên tiến
3.4  Nâng cao năng lực cán bộ thư viện và người dùng tin
Chương 4: Tổng quan về công nghệ nội dung và công nghiệp nội dung
4.1 Một số khái niệm
4.1.1  Khái niệm công nghệ nội dung
4.1.2  Khái niệm công nghiệp nội dung
4.2  Các yếu tố ảnh hưởng tới công nghệ nội dung và công nghiệp nội dung
4.2.1 Sự phát triển của công nghệ thông tin
4.2.2  Sự xuất hiện của internet
4.2.3  Sự phát triển của công nghệ web
4.3  Các lĩnh vực sử dụng công nghệ nội dung
4.3.1   Sử dụng công nghệ nội dung trong lĩnh vực chính trị
4.3.2   Sử dụng công nghệ nội dung trong lĩnh vực kinh tế
4.3.3   Sử dụng công nghệ nội dung trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục
4.4  Một số công cụ và phần mềm xử lý công nghệ nội dung
4.4.1 Công cụ và phần mềm xử lý các file dạng text
4.4.2 Công cụ và phần mềm xử lý các file dạng hình ảnh
4.4.3 Công cụ và phần mềm xử lý các file dạng âm thanh
4.4.4 Công cụ và phần mềm xử lý các file dạng đa phương tiện
4.4.5 Công cụ và phần mềm chống vỉ rút, bảo mật, tạo trang web
4.5  Sự phát triển công nghệ nội dung trên thế giới và ở Việt Nam
4.5.1 Phát triển công nghệ nội dung trên thế giới
4.5.1 Phát triển công nghệ nội dung ở Việt Nam
Chương 5: Ứng dụng công nghệ nội dung trong hoạt động thông tin thư viện
5.1 Xây dựng thư viện số, thư viện điện tử
5.2 Chia sẻ thông tin giữa các thư viện
5.3 Xây dựng trang web, cổng thông tin
  1. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 9       9
Chương 2 9 3 5   17
Chương  3 3       3
KIỂM TRA GIỮA KỲ   2     2
Chương 4 5   3   8
Chương 5 2 2 2   6
Tổng 28 7 10   45

7. Học liệu                                                              
7.1. Học liệu bắt buộc
  1. Cohn, John M. và Ann L.Kelsey, Planning for automation, 2000
  2. Deanna B.Marcum, Development of Digital Libraries, Greenwood press, 2001
  3. Michael Lesk, Understanding Digital Libraries, Second Edition (The Morgan Kaufmann Series in Multimedia Information and Systems), Elsevier, 2005
  4. Nguyễn Huy Chương. Nguyên lý và nội dung cơ bản của thư viện điện tử. H., ĐHQGHN, 2013, 115 tr.
  5. Nguyễn Huy Chương. Tập bài giảng thư viện điện tử và công nghệ nội dung. H., ĐHQGHN, 2013, 162 tr.
  6. Thực hành thiết kế Web căn bản bằng Microsoft Frontpage 2003 / Hoàng Gia Tuấn. - H. : Giao thông Vận tải, 2007. - 206tr.
7.2. Học liệu tham khảo thêm         
  1. Basch, R. Books online: Visions, Plans and Perspective for Electronic Texts. Online, Jully 1995
  2. Barnes, S. J . Becoming a digital library. New York, Marcel Dekker, 2004.
  3. Berkeley. Retrieved August 18, 2006, from http://www.lib.berkeley.edu/TeachingLib/Guides/Internet/FindInfo.html)
  4. Chowdhury, G. G., Chowdhury, S. Introduction to Digital Libraries. London: Facet, 2003
  5. Cohn, John M. và Ann L.Kelsey, Managing the library automation project, 2001
  6. Deakin University Library. 2006. Searching the Internet. Retrieved October 3, 2006, from  http://www.deakin.edu.au/library/tutorials/smartsearcher/internet.html
  7. Dobreva, M., et al. User studies for digital library development. London, Facet, 2012 http://www.greenstone.org/
  8. Kresh, D. (2007). The whole digital library handbook. Chicago, American Library Association.
  9. Lesk, M. Understanding Digital Libraries (Second ed.). San Francisco, CA: Morgan Kaufman Publishers, 2004.
  10. Managing the electronic library/ Terry Hanson; Joan Day.- Lond. : Browker Sauer, 1998
  11. Marcum, D. B. and G. George. Digital library development : the view from Kanazawa. Englewood, Colo., Libraries Unlimited ; Oxford : Harcourt Education [distributor], 2006
  12. Nguyễn Thúy Hạnh. Đề cương môn học công nghệ nội dung. H., Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN, 2007, 21 tr.
  13. Oleck, J. Creating the digital library. New York, N.Y., Primary Research Group, 2012
  14. Sullivan, Danny. Kids Search Engines. Search Engine Watch. Retrieved January 7, 2008, from http://searchenginewatch.com/showPage.html?page=2156191
  15. Verheul, I., et al. Digital library futures: user perspectives and institutional strategies. The Hague, Walter De Gruyter, 2010
  16. Vũ Thị Nha. Tìm kiếm Thông tin trên Internet, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam
  17. Witten, I. H., & Bainbridge, D. How to Build a Digital Library. San Francisco, CA: Morgan Kaufman Publishers, 2003
  18. XML Kỹ thuật tạo trang WEB / Tổng hợp, biên dịch: VN - Guide. - H. : Thống kê, 2004. - 356tr.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
Điểm
Đặc điểm đánh giá
1 Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia học tập thường xuyên của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết và thực hành. (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
+ Làm bài tập (cá nhân, nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
10% Cá nhân/nhóm

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì
 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
Điểm
Đặc điểm đánh giá
2 Đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi sinh viên học xong ½ nội dung chương trình bằng hình thức viết hoặc làm bài tập.
30%
Cá nhân/nhóm

8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
Điểm
Đặc điểm đánh giá
3 Đánh giá toàn bộ kiến thức, kỹ năng của sinh viên  bằng hình thức thi viết, vấn đáp hoặc làm bài tập lớn/tiểu luận.
Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết học phần.

60%
Cá nhân/nhóm

8.4 Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định)

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây