ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
--------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Research method in Information and Library science
- Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
1.1. Giảng viên 1
-
- Họ và tên: Trần Thị Quý
- Học hàm, học vị: PGS.TS.
- Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
- Địa điểm làm việc: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
- Địa chỉ liên hệ: Nhà A, Phòng 411, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 0913525419
- Email: tranthiquy@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Thư viện học. Tự động hóa hoạt động thông tin-thư viện; Đánh giá sản phẩm & dịch vụ thông tin thư viện. Thông tin chuyên biệt (Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; Chính sách thông tin quốc gia; Thông tin KH&CN...); Xử lý thông tin; Phân loại khoa học & phân loại tài liệu; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin, thư viện.
1.2. Giảng viên 2
- Họ và tên: Trần Thị Minh Nguyệt
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
- Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
- Địa chỉ liên hệ: Số 405 Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: NR: 8362 970, DĐ: 0913.02 82 92.
- Email: tmnguyet@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về thư viện học; Phương pháp nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện; Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin; Nghiên cứu văn hoá đọc; Nghiên cứu phát triển hoạt động thư viện thiếu nhi.
1.3.Giảng viên 3
- Họ và tên: Đỗ Văn Hùng
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
- Điện thọai: 0967101977
- Email: dvhung@vnu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Thư viện số; Lưu trữ và bảo quản số; Tự động hóa trong hoạt động thông tin - thư viện; Quản trị nội dung; Sách điện tử và xuất bản điện tử; Phương pháp nghiên cứu
- Thông tin chung về học phần
- Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
- Mã môn học: LIB 6043
- Môn học: Bắt buộc:
- Số tín chỉ: 03
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết : 20
+ Cemina-Bài tập : 15
+ Thực hành -Thực tập: 10
+ Tự học, tự nghiên cứu : 0
-
- Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học:
Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh Xuân,Hà Nội.
Điện thoại: 04-8583903
Yêu cầu trang thiết bị để phục vụ môn học: Máy chiếu (Projector).
- Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Mục tiêu chung của học phần:
Sau khi học xong học phần “Nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện” học viên phải nắm vững được nội hàm khái niệm khoa học. Lịch sử của Khoa học và quy luật hình thành một bộ môn Khoa học. Tiêu chí nhận biết một Bộ môn Khoa học nói chung và khoa học TT-TV nói riêng. Phân loại Khoa học và các quan điểm tiếp cận phân loại Khoa học. Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm nghiên cứu KH TT-TV. Các loại hình nghiên cứu khoa học Thông tin-Thư viện. Nguyên tắc nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện. Bản chất nghiên cứu KH TT-TV. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của KH TT-TV. Cấu trúc Logic của một công trình nghiên cứu KH TT-TV. Các loại đề tài và các bước thực hiện công trình nghiên cứu KH TT-TV. Các loại đề tài, đề án, chương trình, dự án TT-TV. Quy trình tiến hành đề tài nghiên cứu Khoa học Thông tin-Thư viện
3.2.Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức
- Hiểu rõ nội hàm khái niệm Khoa học
- Nắm được lịch sử Khoa học và quy luật hình thành bộ môn Khoa học
- Nắm vững các tiêu chí nhận biết một Bộ môn Khoa học
- Hiểu rõ Phân loại KH và các quan điểm tiếp cận phân loại Khoa học
- Nắm vững Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm nghiên cứu KH TT-TV
- Xác định được nội dung và các loại hình nghiên cứu khoa học TT-TV
- Nắm trắc nguyên tắc nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
- Hiểu sâu Bản chất nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
- Nắm vững các Phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học TT-TV
- Hiểu rõ cấu trúc Logic của một công trình nghiên cứu KH TT-TV
- Nắm vững nội dung và Các loại đề tài nghiên cứu KH TT-TV
- Nắm trắc các bước thực hiện công trình nghiên cứu KH TT-TV
- Hiểu sâu Quy trình tiến hành đề tài nghiên cứu KH TT-TV
3.2.2. Về kỹ năng
- Xác định được nội hàm khái niệm Khoa học
- Phân tích được lịch sử Khoa học và quy luật hình thành bộ môn Khoa học
- Vận dụng được các tiêu chí để nhận biết một Bộ môn Khoa học
- Chỉ ra được các loại hình KH và các quan điểm tiếp cận phân loại KH
- Định vị được nội hàm khái niệm, mục tiêu, đặc điểm NC KH TT-TV
- Định hướng được nội dung và các loại hình nghiên cứu khoa học TT-TV
- Vận dụng tốt các nguyên tắc nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
- Xác định rõ Bản chất nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
- Vận hành tốt Phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học TT-TV
- Thực hiện tốt tính Logic của một công trình nghiên cứu KH TT-TV
- Xác định được nội dung và Các loại đề tài nghiên cứu KH TT-TV
- Vận dụng thành thạo các bước thực hiện công trình nghiên cứu KH TT-TV
- Thực hiện tốt Quy trình tiến hành đề tài nghiên cứu KH TT-TV
3.2.3. Về thái độ
- Yêu thích môn học
- Có trách nhiệm đảm bảo chất lượng các công trình NCKH TT-TV
- Tuân thủ các quy trình xây dựng một công trình NCKH TT-TV
- Có hành động tích cực trong việc phát triển hoạt động NCKH TT-TV
- Tóm tắt nội dung học phần
Nội dung học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học TT-TV” gốm có 03 chương, tương ứng với 3 nội dung lớn. Nội dung thứ nhất đề cập đến những vấn đề lý luận chung về khoa học và nghiên cứu KH TT-TV. Trong đó đi sâu nghiên cứu nội hàm khái niệm Khoa học. Lịch sử của Khoa học và quy luật hình thành một bộ môn Khoa học. Tiêu chí nhận biết một Bộ môn Khoa học nói chung và khoa học TT-TV nói riêng. Phân loại Khoa học và các quan điểm tiếp cận phân loại Khoa học. Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm nghiên cứu KH TT-TV. Các loại hình nghiên cứu khoa học Thông tin-Thư viện. Nội dung lớn thứ hai đề cập đến các nguyên tắc nghiên cứu KH TT-TV. Bản chất nghiên cứu KH TT-TV. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của KH TT-TV. Cấu trúc Logic của một công trình nghiên cứu KH TT-TV. Nội dung lớn thứ ba nghiên cứu các loại đề tài và các bước thực hiện công trình nghiên cứu KH TT-TV. Các loại đề tài, đề án, chương trình, dự án TT-TV. Quy trình tiến hành đề tài nghiên cứu KH TT-TV.
- Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi
Học viên phải nắm được những vấn đề chung về khoa học và nghiên cứu KH TT-TV. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học thông tin - thư viện. Các loại đề tài và các bước thực hiện công trình nghiên cứu Khoa học Thông tin-Thư viện.
5.2. Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
Chương 1. Vấn đề chung về khoa học và nghiên cứu Khoa học thông tin - thư viện
1.1. Nội hàm khái niệm Khoa học
1.1.1. Khoa học là hệ thống tri thức
1.1.2. Khoa học là hình thái ý thức xã hội
1.1.3. Khoa học là một thiết chế xã hội
1.1.4. Khoa học là một hoạt động xã hội
1.2. Lịch sử của Khoa học và quy luật hình thành một bộ môn Khoa học
1.2.1. Khái quát lịch sử phát triển của Khoa học
1.2.2. Quy luật hình thành một bộ môn Khoa học
1.3. Tiêu chí nhận biết một Bộ môn Khoa học
1.3.1. Có đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Có hệ thống khái niệm
1.3.3. Có phương pháp nghiên cứu
1.3.4. Có lịch sử ra đời và phát triển
1.3.5. Có tình ứng dụng thực tiễn
1.4. Phân loại Khoa học và các quan điểm tiếp cận phân loại Khoa học
1.5.1. Phân loại Khoa học
1.5.2. Các quan điểm tiếp cận phân loại Khoa học
1.5. Khái niệm, mục tiêu, đặc điểm nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện
1.5.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện
1.5.2. Mục tiêu nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện
1.5.3. Đặc điểm nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện
1.6. Nội dung và các loại hình nghiên cứu khoa học Thông tin-Thư viện
1.6.1. Nội dung nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện
1.6.2. Các loại hình nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện
Chương 2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học thông tin - thư viện
2.1. Nguyên tắc nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
2.1.1. Nguyên tắc Khách quan
2.1.2. Nguyên tắc Toàn diện
2.1.3. Nguyên tắc Phát triển
2.1.4. Nguyên tắc Lịch sử cụ thể
2.1.5. Nguyên tắc Thực tiễn
2.2. Bản chất nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
2.2.1. Tư duy khái niệm khoa học thông tin-thư viện
2.2.2. Phán đoán các vấn đề khoa học thông tin-thư viện
2.2.3. Suy luận các vấn đề khoa học thông tin-thư viện
2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học thông tin - thư viện
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
2.3.2. Phương pháp phân tích thuật ngữ
2.3.3. Phương pháp quan sát
2.3.4. Phương pháp thử nghiệm
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn
2.3.6. Phương pháp Bảng hỏi/Enquete
2.3.7. Phương pháp mô hình hóa
2.3. Cấu trúc Logic của một công trình nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện
2.3.1. Luận đề khoa học thông tin - thư viện
2.3.2. Luận cứ khoa học thông tin - thư viện
2.3.3. Luận chứng khoa học thông tin - thư viện
Chương 3. Các loại đề tài và các bước thực hiện công trình nghiên cứu Khoa học Thông tin-Thư viện
3.1.Các loại đề tài, đề án, chương trình, dự án ngành thông tin - thư viện
3.1.1. Đề tài của ngành Thông tin-Thư viện
3.1.2. Đề án của ngành Thông tin-Thư viện
3.1.3. Chương trình của ngành Thông tin-Thư viện
3.1.4. Dự án của ngành Thông tin-Thư viện
3.2.Quy trình tiến hành đề tài nghiên cứu Khoa học Thông tin-Thư viện
3.2.1. Lực chọn đề tài
3.2.2. Lập đề cương nghiên cứu
3.2.3. Thu thập & xử lý số liệu
3.2.4. Trình bày kết quả ghiên cứu
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung |
Hình thức tổ chức dạy và học |
Tổng |
Lý thuyết |
Cemina-Bài tập |
Thực hành -Thực tập |
Tự học, tự nghiên cứu |
Chương 1: |
6 |
3 |
1 |
|
10 |
Chương 2 |
6 |
6 |
3 |
|
15 |
KIỂM TRA GIƯA KỲ |
|
|
3 |
|
3 |
Chương 3 |
6 |
6 |
3 |
|
15 |
ÔN TẬP, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC |
2 |
|
|
|
2 |
Tổng |
20 |
15 |
10 |
|
45 |
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1.Trần Thị Quý. Phương pháp nghiên cứu khoa học Thông tin-Thư viện/Tạp Bài giảng.H.: ĐHKHXH & NV, 2002.- 115 tr.
2.Bùi Loan Thùy. Phương pháp nghiên cứu trong thư viện học/ Bùi Loan Thùy.- H.: Văn hóa Thông tin, 2000.- 128 tr.
3. Bùi Loan Thùy. Hiện trạng và tương lai phát triển khoa học Thư viện ở Việt Nam.H.: Văn hóa Thông tin, 1997.-275 tr.
7.2.2.Học liệu tham khảo thêm
4. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học/ Vũ Cao Đàm.- H.: Khoa học kỹ thuật, 2002.
5. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học/Vũ Cao Đàm.-H.: Khoa học và Kỹ thuật, 1996.
6. Dương Thiệu Tống. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý/ Dương Thiệu Tống.- T.p. Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia T.p. HCM., 2002.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
1 |
- Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Tích cực phát biểu xây dựng bải |
10% |
Cá nhân |
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
2 |
Kiểm tra giữa kỳ:
- Đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung:1,2 đạt yêu cầu.
- Hình thức kiểm tra: Bài tập lớn tự nghiên cứu |
30% |
Cá nhân |
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
3 |
Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầu. |
60% |
Cá nhân |
8.4. Lịch thi, kiểm tra
- Theo quy định của Trường và Khoa