Phát triển, lưu trữ và bảo quản thông tin số

Thứ sáu - 20/08/2021 05:17
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
---------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

PHÁT TRIỂN, LƯU TRỮ VÀ BẢO QUẢN THÔNG TIN SỐ

 
  1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
 1.1. Giảng viên 1
    • Họ và tên:  LÊ VĂN VIẾT
    • Học hàm, học vị: Tiến sĩ
    • Thời gian làm việc: tại nhà
    • Địa điểm làm việc: 29 ngõ 71 Đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liên, Hà Nội
    • Địa chỉ liên hệ: : 29 ngõ 71 Đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liên, Hà Nội
Điện thoại: ĐT nhà riêng 0438372871; DD: 0983666853
    • Email: lviet@nlv.gov.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Thư viện học; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện; Thư viện Công cộng; Lưu trữ và bảo quản vốn tài liệu
1.2. Giảng viên 2
    • Họ và tên: Trần Thị Quý
    • Học hàm, học vị: PGS.TS.
    • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
    • Địa điểm làm việc: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
    • Địa chỉ liên hệ: Nhà A, Phòng 411, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Điện thoại: 0913525419
    • Email: tranthiquy@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Thư viện học. Tự động hóa hoạt động thông tin-thư viện; Đánh giá sản phẩm & dịch vụ thông tin thư viện. Thông tin chuyên biệt (Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; Chính sách thông  tin quốc gia; Thông tin KH&CN...); Xử lý thông tin; Phân loại khoa học & phân loại tài liệu; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin, thư viện.
  1. Thông tin chung về học phần
    • Tên môn học: Phát triển, lưu trữ và bảo quản thông tin số
    • Mã môn học:
    • Môn học: - bắt buộc
 -  Số tín chỉ:      3
    • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
+ Lên lớp: 30 (lý thuyết: 20; bài tập: 6; thảo luận: 4)
+ Thực hành: 15
+ Tự học: 0
    • Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học:
Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
          Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân,Hà Nội.
          Điện thoại/Fax: 04-38583903
          Mail: thongtinthuvien@gmail.com

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1 Mục tiêu chung của học phần
Sau khi học xong học phần “Phát triển, lưu trữ và bảo quản thông tin số” người học nắm được:
- Nội hàm các khái niệm Thông tin, thông tin số, tài liệu, tài liệu số, phát triển thông tin số, lưu trữ thông tin, lưu trữ thông tin số; bảo quản, bảo tồn thông tin số.
    - Nắm được kiến thức tổng quan và các phương pháp đánh giá, khảo sát và kiểm soát việc phát triển, lưu trữ và bảo quản thông tin số.
- Hiểu được các nguyên nhân làm mất, sai lạc thông tin số. Hiểu rõ và biết cách tổ chức áp dụng những phương pháp phát triển, lưu trữ và bảo quản các dạng thông tin số khác nhau trong các cơ quan thông tin - thư viện. Những cố gắng của quốc tế và của từng nước trong lưu trữ, bảo quản tài liệu

3.2 Chuẩn đầu ra của học phần Kiến thức:
- Nắm được kiến thức tổng quan về thông tin số; cách thức phát triển, lưu trữ, bảo quản thông tin số
- Hiểu được các nguyên nhân gây hư hỏng thông tin số. Các biện pháp kỹ thuật, các chuẩn phần cứng, phần mềm trong phát triển, lưu trữ, bảo quản thông tin số.
Kỹ năng
- Thành thạo trong tổ chức hoạt động phát triển thông tin số, đặc biệt trong số hóa tài liệu ; lưu trữ thông tin số.
- Đánh giá, phân biệt, nhận dạng được những nguyên nhân hư hỏng, mất mát thông tin số; Biết áp dụng những biện pháp kỹ thuật để bảo quản thông tin số.
 Thái độ
- Nhận thức đúng về tầm quan trọng và xu hướng phát triển  của thông tin số, của việc phát triển, lưu trữ và bảo quản thông tin số.
- Có những dự định trong tổ chức, lưu trữ và bảo quản thông tin số tại thư viện.
  1. Tóm tắt nội dung học phần
Môn học đề cập đến những kiến thức cơ bản về thông tin, thong tin điện tử, thông tin số; lịch sử, tương lai phát triển của thông tin số trên thế giới và ở nước ta; làm rõ các khái niệm phát triển, lưu trữ và bảo quản thông tin số. Phân biệt thông tin số và tài liệu số, những đặc điểm, lợi ích và cả hiểm họa của thông tin số. Học phần sẽ cung cấp các kiến thức, kỹ năng và các công cụ cơ bản trong xây dựng chính sách phát triển thông tin số ở mỗi cơ quan thư viện, thông tin và của cả bộ ngành, quốc gia; các phương thức phát triển (mua , thuê bao tài liệu số, số hóa thong tin tương tự), lưu trữ thông tin số. Trình bày những yêu cầu, thách thức và chiến lược lưu trữ thông tin số;  các phương thức lưu trữ thông tin số; kho lưu trữ thông tin số và quản lý thông tin số. Những quan điểm bảo quản thông tin số trên thế giới và Việt Nam,mối đe dọa đối với thông tin số và các biện pháp kỹ thuật, các chuẩn công nghệ  bảo quản thông tin số, các hệ thống lưu trữ và bảo quản thông tin số hiện đại. 
  1. Nội dung chi tiết học phần
5.1 Nội dung cốt lõi
    • Thông tin số, tương lai phát triển và tầm quan trọng của thông tin số
    • Phát triển thông tin số, phương thức phát triển thông tin số
    • Lưu trữ thông tin số: những yêu cầu, thách, thiết bị, phần mềm, phương thức lưu trữ thông tin số.
    • Bảo quản thông tin số: Nguyên nhân hư hỏng thông tin số, những biện pháp bảo quản thông tin số, những chương trình quốc gia, quốc tế bảo quản, bảo tồn thông tin số.
5.2.  Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Tổng quan về thông tin số
1.1. Những khái niệm liên quan
  1. Thông tin/ thông tin số. Tài liệu số; Bộ sưu tập số
  2. Phát triển thông tin số
  3. Lưu trữ thông tin số
  4. Bảo quản thông tin số
  5. Đặc điểm, vai trò, kiến trúc của thông tin số.
    1. Đặc điểm
    2. Vai trò
    3. Kiến trúc
  6. Những điều kiện để phát triển, lưu trữ, bảo quản thông tin số
1.3.1 Luật pháp
1.3.2. Kỹ thuật
1.3.3. Kinh phí
  1. Yếu tố tác động đến phát triển, lưu trữ và bảo quản thông tin số

1.4.1.Yếu tố khách quan
1.4.2. Yếu tố chủ quan
Chương 2. Phát triển thông tin số
2.1. Chính sách phát triển thông tin số của thư viện/ trung tâm thông tin.
2.1.1. Nội dung chính sách phát triển
2.1.2. Cách thức xây dựng chính sách
2.2. Phương thức phát triển thông tin số
2.2.1. Phương thức mua và thuê bao thông tin số
2. 2.2. Số hóa tài liệu
2.2.3. Biện pháp đảm bảo an toàn thông tin số khi số hóa
Chương 3. Lưu trữ thông tin số
3.1. Các yêu cầu, thách thức, chiến lược lưu trữ thông tin số
3.1.1. Những yêu cầu lưu trữ thông tin số
3.1.2. Những thách thức lưu trữ thông tin số
3.1.3. Chiến lược lưu trữ thông tin số
3.2. Thiết bị, phần mềm, hệ thống lưu trữ thông tin số.
3.2.1. Thiết bị lưu trữ thông tin số
3.2.2. Phần mềm lưu trữ lưu trữ thông tin số
3.2.3. hệ thống lưu trữ lưu trữ thông tin số
3.3. Phương thức lưu trữ thông tin số
3.3.1 Lưu trữ online
3.3.2. Lưu trữ offline
3.3.3. Lưu trữ trên các vật mang da phương tiện
3.3.4. Lưu trữ thông tin tại ngoại (Outsourcing digital storage)
3.3.5. Xu hướng mới trong lưu trữ tt số
3.4. Kho lưu trữ thông tin số và quản lý thông tin số
3.4.1. Kho lưu trữ thông tin số
3.4.2. Quản lý thông tin số
Chương 4. Bảo quản thông tin số
4.1. Khối lượng thông tin số phải bảo quản
4.1.1. Khối lượng thông tin số phải bảo quản trên thế giới
4.1.2. Khối lượng thông tin số phải bảo quản ở Việt Nam
4.2. Quan điểm về bảo quản thông tin số
4.2.1. Quan điểm về bảo quản thông tin số của các tổ chức quốc tế
4.2.2. Chủ trương bảo quản thông tin số của Việt Nam
4.3. Nguyên nhân hư hỏng thông tin số
4.3.1. Nguyên nhân do công nghệ, kỹ thuật
4.3.2. Nguyên nhân do tin tặc, sử dụng...
4.4. Những biện pháp bảo quản thông tin số
4.4.1. Lập kế hoạch bảo quản thông tin số
4.4.2. Bảo quản thông tin số trên các phương tiện Media
4.4.3. Bảo quản thông tin số trong máy tính, trên mạng
4.5. Bảo quản và truy cập thông tin số

  1. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học lý thuyết: 20; bài tập: 6; thảo luận: 4
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 04 02     6
Chương 2 06 02 5   13
KIỂM TRA GIỮA KỲ   01     01
Chương 3 05 02 5   12
Chương 4 05 02 5   12
Ôn tập , giải đáp thắc mắc   01     01
Tổng 20 10 15   45

7. Học liệu                                                              
7.1. Học liệu bắt buộc

Giáo trình bắt buộc:
- Lê Văn Viết. Phát triển, lưu trữ, bảo quản thông tin số. - H., 2016

- Gladney, Henry. Preserving Digital Information, Springer,  2007, XXIII, 319 p.

7.2. Học liệu tham khảo thêm
1. Conway, Paul Sự cần thiết bảo quản các kho tài liệu thư viện kỹ thuật số/ Paul Conway; Kiều Văn Hốt dịch//thuvien.hanam.gov.vn/news/viewdetail.aspx?itemid=ab1e724a-8dfa

2. Trần Hạnh Dung. Công cụ hỗ trợ quản lý tài liệu số hóa tại Trung tâm Thông tin Học liệu - Đại học Đà Nẵng//www.lirc.udn.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx? Source=%2Fcntt..3. Nguyễn Thị Đào. Nguồn tin điện tử/ Nguyễn Thị Đào, Phan Thị Lý //Tạp chí Thư viện Việt Nam. - 2006. - Số 1. - Tr. 25 - 29.
4. Nguyễn Tiến Đức. Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam// Tạp chí Thông tin & Tư liệu. - 2005. Số 2.- Tr. 14 - 18
5. Hoàng Thị Thanh Hoa. Một số vấn đề liên quan đến tiền quyền tác giả khi sao chép tài liệu  trong TV//Kỷ yếu hội thảo “Thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động TV - thông tin. - H.:TVQGVN, 2014. - Tr. 184 - 200.
6. Tạ Bá Hưng. Phát triển nội dung số ở Việt Nạm: những nguyên tắc chỉ đạo//Tạp chí Thông tin và Tư liệu. - 2000. - Soos1. Tr. 2 - 6.
7. Đào Thế Long. Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong thư viện điện tử/ Đào Thế Long, Nguyễn Văn Hiệp//Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thư viện hướng đến tương lai: hợp tác, tiến bộ và phát triển. - TpHCM, ĐHKHXHNV, ĐHQGTpHCM, 2014. - Tr. 39 - 57.
8. Nguyễn Viết Nghĩa. Consortium - Hình thức có hiệu quả bioor sung tài liệu điện tử//Kỷ yếu hội nghị thông tin khóa học và công nghệ lần thứ V. - H.: Trung tâm TTKH&CNQG, 2005. - Tr. 33 - 38
9. Nguyễn Viết Nghĩa. Tài liệu điện tử và giá cả của tài liệu điện tử//Tạp chí Thông tin & Tư liệu. - 2003. - Soos1. Trang 2 - 8.
10. Số hoá và vấn đề bản quyền//www.ted.com.vn/index.php?option=com_content &view=article&id=393:s-hoa-th-vin-va-vn-bn-quyn&catid=114:vn--bnquyn&Itemid=607
11. Trần Thị Quý. “Consortium” - hình thức hợp tác phát triển nguồn học liệu ngành/chuyên ngành hiệu quả cho các thư viện đại học Việt Nam//Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thư viện hướng đến tương lai: hợp tác, tiến bộ và phát triển. - TpHCM, ĐHKHXHNV, ĐHQGTpHCM, 2014. - Tr. 9 - 21.
12. Lê Đức Thắng. Quy trình tổ chức số hóa tài liệu thư viện//Tạp chí thư viện Việt Nam. - 2009. - Số 3. - Tr. 24 - 30

13. Nguyễn Thị Kim Tri. Thách thức trong lưu trữ tài liệu số//opac.lrc.tnu.edu.vn/bantin8/?q=node/21
14. Lê Văn Viết. Luận bàn về việc phối hợp xây dựng bộ sưu tập số quốc gia//Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thư viện hướng đến tương lai: hợp tác, tiến bộ và phát triển. - TpHCM, ĐHKHXHNV, ĐHQGTpHCM, 2014. - Tr. 86 - 95.
15. Việt Nam (CHXHCN). Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 56/2007/QĐ-Ttg ngày 03 tháng 05 năm 2007 Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010
16. Việt Nam (CHXHCN). Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 63/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2010 Phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020
17. Ứng dụng công nghệ nhận dạng vào số hóa tài liệu// www.sohoa.com.vn.

18. Xây dựng thư viện số bằng phần mềm Dspace//opac.lrc.tnu.edu.vn/bantin8/?q=node/23
8.2.2. Tài liệu tiếng Anh
19. Broad directions for preserving the Library’s digital collections//www.nla.gov.au/content/broad-directions-for-preserving-the-library-s-digital-collections
20. Digital preservation and permanent access to scientific information: the state of the practice// cendi.dtic.mil/publications/04-3dig_preserv.html
21. Digital Preservation Strategy//archives.govt.nz/advice/government-digital-archive-programme/digital-preservation-strategy/digital-preservation-strat
22. Hedstrom, Margaret. Digital preservation: a time bomb for Digital Libraries//www.uky.edu/~kiernan/DL
23. Hofman[i], Hans .A global issue: preservation of digital objects// www.mybestdocs.com/hofmanh-digitalpres020703.htm
24. An Introduction to Digital Preservation//jiscdigitalmedia.ac.uk/.../an-introduction-to-digital-

25. Kenney, Anne R.  The Five Organizational Stages of Digital Preservation/ Anne R. Kenney, Nancy Y. McGovern// quod.lib.umich.edu/.../--digital-libraries-a-vision-for-the-.
26. Moscow Declaration on Digital Information Preservation//unesco.org/.../adoption_moscow_declaration_digital
27. UNESCO. Charter on the Preservation of the Digital Heritage// portal.unesco.org/.../10700115911Charter.../Charter_en.p..
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức) 10%.
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của người học thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức) 30%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận- Nếu thi viết thì thi trong 1 giờ. Nội dung có tính chất tổng hợp những gì đã học và sự hiểu biết của học viên.
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức) 60%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận theo quy định của trường. trên cơ sở mục tiêu của đào tạo của nội dung Phát triển, lưu trữ và bảo quản thong tin số.  Nếu là kiểm tra viết thì câu hỏi kiểm tra mang tính khái quát, tổng hợp
8.4. Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định)
 



 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây