LIB 6031 - Liên thông thư viện

Thứ sáu - 20/08/2021 10:36
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
---------------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LIÊN THÔNG THƯ VIỆN

Inter-library

1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/giảng viên
Giảng viên 1:   

Họ và tên: Đỗ Văn Hùng
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Địa điểm làm việc:  Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ liên hệ:       Tầng 4, Nhà A, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04. 38583903, DĐ: 0967101977
Email: dvhung@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị thông tin, Phương pháp nghiên cứu, Thư viện số, Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin - thư viện, Biên mục hiện đại.
Giảng viên 2:
Họ và tên: Nghiêm Xuân Huy
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Địa điểm làm việc:  Phòng Đào tạo. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ liên hệ:       Phòng Đào tạo, Phòng 604, Nhà E, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.5575892
Email: nghiemhuy@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Kiến thức thông tin; Dịch vụ thông tin tham khảo; Phân tích và thiết kế hệ thống; Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin - thư viện, Công nghệ nội dung.

2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Liên thông thư viện - Information resource interchange
- Mã môn học: LIB 6031
- Môn học: Tự chọn
- Số tín chỉ: 2 tín chỉ
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
+ Lý thuyết:                      22
+ Cemina-Bài tập:             08
+ Thực hành - Thực tập:    00
+ Tự học, tự nghiên cứu : 00
  • Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903
E-Mail: Thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần

3.1. Mục tiêu chung của học phần:
Học phần Liên thông thư viện nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về vấn đề liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện trong kỷ nguyên Internet và số. Trên cơ sở nắm vững vai trò và ý nghĩa của việc liên thông chia sẻ, các thức chia sẻ cũng như các tiêu chuẩn và công nghệ áp dụng trong hoạt động liên thông chia sẻ, học viên có khả năng xây dựng các chiến lược và hoạt chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện (TTTV).
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
Về kiến thức
  • Hiểu được khái niệm về liên thông chia sẻ thông tin
  • Nắm được vài trò và tầm quan trọng của liên thông chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin thư viện
  • Nắm được hiện trạng trao đổi thông tin ở Việt Nam và trên thế giới
  • Phân tích khó khăn và thuận lợi của hoạt động chia sẻ thông tin tại Việt Nam
  • Hiểu được vai trò của các chuẩn trong liên thông chia sẻ thông tin
  • Nắm được ý nghĩa và hiểu được yêu cầu kỹ thuật của các chuẩn trao đổi dữ liệu biên mục
  • Nắm được ý nghĩa và hiểu được yêu cầu kỹ thuật của chuẩn mượn liên thư viện
  • Nắm được ý nghĩa và hiểu được yêu cầu kỹ thuật của chuẩn tra cứu liên thư viện.
  • Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động liên thông chia sẻ thông tin
  • Hiểu được vài trò, đặc trưng, yêu cầu kỹ thuật của mục lục liên hợp
  • Hiểu được vài trò, đặc trưng, yêu cầu kỹ thuật và quy trình của mượn liên thư viện
  • Hiểu được ý nghĩa, yêu cầu kỹ thuật và việc hợp tác trong hoạt động chia sẻ tài nguyên số
  • Hiểu được ý nghĩa, vai trò và yêu cầu kỹ thuật của trung tâm thông tin quốc gia
  • Hiểu được tầm quan trọng của nguồn học liệu mở đối với hoạt động đào tạo và vai trò của các trung tâm thông tin thư viện đối với việc phát triển nguồn học liệu mở
  • Hiểu được vai trò, các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu tổ chức thông tin của cổng thông tin
  • Hiểu được vai trò của quản lý nhà nước trong việc xây dựng chiến lược chia sẻ thông tin cấp quốc gia
  • Hiểu được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng công nghệ đối với liên thông chia sẻ thông tin
  • Hiểu rõ tầm quan trọng của các cơ quan thông tin đầu ngành, các hội nghề nghiệp, các liên hiệp trong việc trao đổi chia sẻ thông tin
Về kỹ năng:
  • Biết cách xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn về việc chia sẻ nguồn lực thông tin
  • Biết cách xây dựng cơ chế liên thông chia sẻ thông tin giữa các đơn vị tham gia hệ thống chia sẻ thông tin
  • Có khả năng xây dựng chiến lược chia sẻ thông tin tại một cơ quan thông tin thư viện
  • Có khả năng đề xuất giải pháp chia sẻ nguồn lực thông tin
  • Có khả năng thuyết minh về vai trò quan trong của hoạt động liên thông chia sẻ thông tin
  • Biết cách viết các đề án liên thông chia sẻ thông  tin
Về năng lực chuyên môn:
  • Có khả năng nhận thức tốt về vai trò của liên thông chia sẻ nguồn lực thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện
  • Có khả năng vận dụng kiến thức đã học và hoạt động thực tiễn nghiệp vụ tại đơn vị công tác
Về thái độ:
  • Tích cực trong việc nghe giảng, tham gia các hoạt động trên lớp học
  • Tự tin trong thảo luận và trình bày các kết quả nghiên cứu
  • Trung thực trong làm bài, không quay cóp, sử dụng bài của người khác.
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần Liên thông thư viện đề cập đến vài trò và tầm quan trọng của liên thông chia sẻ trong hệ thống các cơ quan thông tin thư viện. Cung cấp cái nhìn khái quát về liên thông chia sẻ ở Việt Nam và trên thế giới. Giới thiệu các tiêu chuẩn và công nghệ áp dụng cho liên thông chia sẻ thông tin như chuẩn mượn liên thư viện, chuẩn tra cứu thông tin, chuẩn trao đổi dữ liệu thư mục, các chuẩn dữ liệu số và các yêu cầu về công nghệ. Trình bày tổng quan các hình thức liên thông chia sẻ như mục lục liên hợp, mượn liên thư viện, cổng thông tin, hợp tác sử dụng tài nguyên số, trung tâm thông tin quốc gia và nguồn học liệu mở. Ngoai ra học phần còn chỉ ra tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược chia sẻ thông tin cấp quốc gia và vai trò của hội nghề nghiệp, các liên hiệp và quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy chia sẻ thông tin.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi

Khi học xong học phần Liên thông thư viện học viên phải nắm được các chuẩn công nghệ áp dụng trong liên thông chia sẻ thông tin, các yếu tố ảnh hưởng đến liên thông chia sẻ thông tin, triển khai chia sẻ thông tin, các hình thức hợp tác trong trao đổi chia sẻ nguồn dữ liệu và vai trò của các cơ TTTV trong hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin.
5.2. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Những vấn đề chung về liên thông chia sẻ
1.1. Các vấn đề chung về liên thông chia sẻ thông tin
          1.1.1. Khái niệm về liên thông chia sẻ thông tin
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của liên thông chia sẻ thông tin
1.1.3. Đặc trưng của hoạt động liên thông chia sẻ
1.2. Các tiêu chuẩn và công nghệ ứng dụng trong liên thông chia sẻ
1.2.1. Các chuẩn bien mục đọc máy MARC
1.2.2. Chuẩn siêu dữ liệu Dublin core, XML
1.2.3. Chuẩn trao đổi dữ liệu ISO2709
1.2.4. Chuẩn tra cứu liên thư viện Z39.50
1.2.5. Chuẩn giao thức ISO10160, 10161
1.2.6. Chuẩn giao thức mượn liên thư viện IPIG2.0
1.2.7. Chuẩn dành cho dữ liệu số
1.3. Điều kiện triển khai hoạt động liên thông chia sẻ
1.3.1. Hạ tầng công nghệ thông tin
1.3.2. Nguồn nhân lực
1.3.3. Cơ chế hợp tác chia sẻ
Chương 2. Các hình thức hợp tác chia sẻ thông tin
2.1. Mục lục liên hợp
2.1.1. Vai trò và ý nghĩa của mục lục liên hợp trực tuyến
2.1.2. Các chuẩn áp dụng
2.1.3. Chức năng mục lục liên hợp
2.1.4. Hợp tác chia sẻ thông tin trên mục lục liên hợp
2.2. Mượn liên thư viện
2.2.1. Tầm quan trọng của mượn liên thư viện
2.2.2. Các chuẩn và yêu cầu về cơ sở hạ tầng
2.2.3. Mô hình mượn liên thư viện
2.2.4. Các hình thức hợp tác liên thư viện
2.3. Hợp tác sử dụng chung tài nguyên số
2.3.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của tài nguyên số
2.3.2. Các yêu cầu về công nghệ
2.3.3. Nội dung tài nguyên số
2.3.4. Phương thức hợp tác khai thác tài nguyên số
2.4. Trung tâm thông tin quốc gia
2.4.1. Vai trò và ý nghĩa của trung tâm thông tin quốc gia
2.4.2. Các yêu cầu đối với trung tâm thông tin quốc gia
2.4.3. Hợp tác giữa các cơ quan thông tin thư viện
2.4.4. Cơ sở hạ tầng cho trung tâm thông tin quốc gia
2.5. Nguồn học liệu mở
2.5.1. Tầm quan trọng của nguồn học liệu mở
2.5.2. Các yêu cầu cơ bản đối với học liệu mở
2.5.3. Các chuẩn công nghệ dành cho học liệu mở
2.5.4. Các hình thức hợp tác chia sẻ nguồn học liệu mở
2.6. Cổng thông tin
2.6.1. Đặc trưng và vai trò của cổng thông tin
2.6.2. Cấu trúc của cổng thông tin
2.6.3. Thiết kế giao diện và tổ chức nội dung cổng thông tin
2.6.4. Đóng góp và khai thác thông tin trên cổng thông tin
Chương 3. Triển khai chia sẻ thông tin
3.1. Thực trạng liên thông chia sẻ ở các cơ quan TTTV
          3.1.1. Một số mô hình chia sẻ thông tin trên thế giới
3.1.2. Chia sẻ thông tin tại các cơ quan TTTV Việt Nam
3.1.3. Các khó khăn của việc liên thông chia sẻ thông tin
3.2. Xây dựng kế hoạch và chiến lược chia sẻ thông tin
3.2.1. Xây dựng chiến lược quốc gia
3.2.2. Kế hoạch phát triển theo từng hệ thống cơ quan TTTV
3.2.3. Kế hoạch của từng cơ quan TTTV
3.3. Mô hình hợp tác liên thông chia sẻ
3.3.1. Hợp tác giữa các cơ quan liên ngành
3.3.2. Hợp tác giữa các cơ quan cùng lĩnh vực và cùng hệ thống
3.4. Vài trò của nhà nước và các cơ quan thông tin thư viện
3.4.1. Vai trò của các thư viện đầu ngành
3.4.2. Vai trò của các liên hiệp
3.4.3. Vai trò của hội nghề nghiệp
3.4.4. Vài trò của quản lý nhà nước
3.5. Triển khai đề án liên thông chia sẻ
3.5.1. Các yêu cầu đối với đề án
3.5.2. Cấu trúc của đề án
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành - Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Nội dung 1 9 4     13
Nội dung 2 6 2     8
Nội dung 3 7 2     9
Tổng 22 8     30

7. Học liệu                                                              
7.1. Học liệu bắt buộc
  1. Đỗ Văn Hùng (2013). Tập bài giảng hoạt đông liên thông chia sẻ thông tin trong các cơ quan thông tin thư viện. Khoa TTTV
  2. Dhiman, A. K. and Rani, Y. (2007). Resource sharing and library & information science networks. New Delhi: Ess Ess Publications
  3. Miller, W. & Pellen, R.M. (2004). Libraries within their institutions: creative collaborations.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
  1. Bakewell, K. G. B. (1990). Resource sharing: practice and problems. Bradford, West Yorkshire: MCB University Press.
  2. Đỗ Văn Hùng (2008). Xây dựng và triển khai mục lục trực tuyến cho hệ thống thư viện công cộng Việt Nam. Tạp chí thư viện Việt Nam. Số 1, trang 4-9.
  3. Đỗ Văn Hùng (2007).  Mượn liên thư viện. Tạp chí thư viện Việt Nam. Số 3, trang 275-280.
  4. Kaul, Surekha (2001). Information resource sharing models in developing countries. INSPEL. 35 (2001)1, pp. 9-26.
  5. Pedersena, W. A. & Runestada , A. (2009). Scanning Productivity in Interlibrary Loan. Resource Sharing & Information. 20(1-2), p. 45-55.
  6. Utter T & Holley R.P. (2009). The Scholarly Communication Process Within the University Research Corridor (Michigan State University, the University of Michigan, and Wayne StateUniversity): A Case Study in Cooperation. Resource Sharing & Information. 20(1-2), p. 3-17.
  7.  Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007). Tự động hóa trong hoạt động thông tin - thư viện: Sách  tham khảo dành cho sinh viên chuyên ngành TT-TV. H.: ĐHQGHN
  8.  Wooldridgea , B., Taylorb, L. & Sullivanb, M. (2009). Managing an Open Access, Multi-Institutional, International Digital Library: The Digital Library of the Caribbean. Resource Sharing & Information. 20(1-2), p. 35-44.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
1 Kiểm tra tính chuyên cần, thái độ học tập của sinh viên.
Sinh viên không được bỏ học quá thời gian cho phép của nhà trường, thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập, nộp bài đúng hạn.
Điểm danh, ghi nhận tham gia hoạt động của sinh viên trên lớp.
10% Cá nhân

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì
 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
2 Kiểm tra và đánh giá lại các kiến thức đã học của 7 tuần đầu, giúp sinh viên điều chỉnh phương pháp học để đạt kết quả tốt nhất.
Tự giác trong việc làm bài tập cá nhân và nhóm, không sao chép, nộp bài đúng hạn. Bài làm thể hiện được tính logic trong biện luận và hiểu biết của sinh viên về nội dung đã học.
Làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thảo luận trên lớp.
30% Cá nhân
 
 
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
3 Kiểm tra và đánh giá toàn bộ các kiến thức và kỹ năng của sinh viên về học phần đã học trong 15 tuần.
Không đạo văn, nộp bài đúng hạn. Bài làm thể hiện được tính logic trong biện luận và hiểu biết của sinh viên về nội dung đã học.
Thi hết môn, thi vấn đáp hoặc làm bài luận.
60% Cá nhân

8.4. Lịch thi, kiểm tra
  • Theo quy định của cơ sở đào tạo



 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây