ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-----------------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Competition Integence Information for Enterprises system
1. Thông tin về nhóm giảng viên giảng viên biên soạn đề cương/ giảng viên
1.1. Giảng viên 1:
- Họ và tên: Vũ Văn Nhật
- Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ.
- Thời gian làm việc: Hưu trí
- Địa chị liên hệ: Nhà riêng, 122 phố Nguyễn An Ninh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Tp. Hà Nội
- Điện thoại: 04.6620200 / 0904.631318
- Email: vuvannhattttv@yahoo.com.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Thư viện - Thư mục học; Thông tin kinh tế; Marketing và Tiêu chuẩn hóa trong hoạt động thông tin - thư viện.
1.2. Giảng viên 2:
- Họ và tên: Nguyễn Hữu Hùng
- Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sỹ
- Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần.
- Địa điểm làm việc: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 38 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại: 0913013574.
- Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học Thông tin và Quản lý; Quản trị thông tin và tri thức; Hệ thống thông tin.
2. Thông tin chung về học phần
- Tên môn học: Thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Mã môn học: LIB 6039
- Môn học: Tự chọn
- Số tín chỉ: 2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết: 20
+ Cemina - Bài tập: 10
+ Thực hành, thực tập: 00
+ Tự học, tự nghiên cứu: 00
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học:
+ Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học XH & Nhân văn
+ Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân,Hà Nội.
+ Điện thoại/Fax: 04-8583903; E-mail: thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Mục tiêu chung của học phần:
Sau khi học xong học phần “ Thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp”, học viên xác định được vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và trong đời sống xã hội; nhận thức một cách có cơ sở khoa học và thực tiễn về bản chất của thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp; trang bị kiến thức về các hình thức và phương pháp đảm bảo thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần:
3.2.1.Về kiến thức:
- Hiểu biết sâu sắc đặc điểm, tính chất, vai trò, chức năng và các loại hình thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Nhận dạng các đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ hoạt động thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Phân biệt được các khái niệm thông tin, tình báo và cạnh tranh.
- Nắm vững phương pháp tổ chức xây dựng và khai thác một cách hiệu quả các kênh thông tin và nguồn thông tin tình báo cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tin của các nhà quản lý và quản trị doanh nghiệp.
3.2.2.Về kỹ năng:
- Xác định được vai trò, chu kỳ kinh doanh và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Phân tích được nội hàm khái niệm thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Phân tích được các đặc điểm và tính chất của thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Xác định được vai trò của thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Nắm chắc được các kênh và các nguồn thông tin tình báo cạnh tranh để khai thác thông tin đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin là cán bộ quản lý, quản trị và người trực tiếp sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xử lý thành thạo và chính xác các loại thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Xây dựng được các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Nắm chắc các tiêu chí và sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
3.2.3. Về thái độ:
- Yêu thích môn học “Thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp”.
- Có trách nhiệm trong việc đảm bảo thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Tuân thủ các nguyên lý, nguyên tắc, quá trình công nghệ và phương pháp tổ chức hoạt động đảm bảo thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp.
- Có hành động tích cực trong việc đảm bảo thông tin phục vụ lãnh đạo quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Nội dung học phần “ Thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp” gồm có 3 chương tương đương với 3 nội dung lớn. Nội dung thứ nhất đề cập đến các vấn đề khái quát về doanh nghiệp và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp; Những vấn đề kinh tế của doanh nghiệp và các vấn đề doanh nghiệp thường quan tâm. Nội dung lớn thứ hai đề cập đến khái luận về thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp: Định nghĩa, đặc điểm, vai trò và các loại hình thông tin tình báo cạnh tranh. Nội dung lớn thứ ba đề cập đến vấn đề tổ chức đảm bảo thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp: Các kênh thông tin, nguồn thông tin, xử lý thông tin và đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin tình báo cạnh tranh.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi :
Học viên phải nắm được: Đặc điểm, vai trò và chức năng của doanh nghiệp trong xã hội và trong nền kinh tế thị trường; Bản chất: đặc điểm, tính chất, vai trò, chức năng và các loại hình của thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp; Quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của hoạt động thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh ngiệp; Các nguyên lý, nguyên tắc, hình thức và phương pháp tổ chức đảm bảo thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp; Tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của việc sử dụng thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp của các nhà quản lý và quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5.2. Nội dung chi tiết học phần ( tên các chương, mục, tiểu mục ):
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Doanh nghiệp và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Định nghĩa về doanh nghiệp
1.1.2. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3. Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
1.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
1.2.1. Quyết định sản xuất cái gì
1.2.2. Quyết định sản xuất như thế nào
1.2.3. Quyết định sản xuất cho ai
1.3. Các vấn đề cơ bản doanh nghiệp quan tâm
1.3.1. Vốn cho sản xuất kinh doanh
1.3.2. Nghệ thuật tổ chức sản xuất kinh doanh
1.3.3. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận
1.3.4. Thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: KHÁI LUẬN VỀ THÔNG TIN TÌNH BÁO CẠNH TRANH PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP
2.1. Khái niệm về thông tin tình báo cạnh tranh
2.1.1. Định nghĩa về thông tin, về tình báo và về cạnh tranh
2.1.2. Định nghĩa về thông tin tình báo cạnh tranh
2.2. Đặc điểm của thông tin tình báo cạnh tranh
2.2.1. Đặc điểm nội dung
2.2.2. Đặc điểm hình thức
2.2.3. Đặc điểm tính lỗi thời nhanh
2.2.4. Đặc điểm tính bảo mật
2.2.5. Đặc điểm tính chính trị - tư tưởng
2.2.6. Đặc điểm đối tượng người dùng tin
2.3. Vai trò của thông tin tình báo cạnh tranh
2.3.1. Thông tin tình báo cạnh tranh với việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.2. Thông tin tình báo cạnh tranh với việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.3. Thông tin tình báo cạnh tranh với công tác quản lý và quản trị doanh nghiệp
2.4. Các loại hình thông tin tình báo cạnh tranh
2.4.1. Thông tin tình báo cạnh tranh chiến lược
2.4.2. Thông tình báo cạnh tranh chiến thuật
2.4.3. Thông tin tình báo cạnh tranh tác nghiệp
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC ĐẢM BẢO THÔNG TIN TÌNH BÁO CẠNH TRANH PHỤC VỤ DOANH NGHIỆP
3.1. Kênh thông tin tình báo cạnh tranh
3.1.1. Định nghĩa về kênh thông tin tình báo cạnh tranh
3.2.2. Các loại kênh thông tin tình báo cạnh tranh
3.2. Nguồn thông tin tình báo cạnh tranh
3.2.1. Định nghĩa về nguồn thông tin tình báo cạnh tranh
3.2.2. Các loại nguồn thông tin tình báo cạnh tranh
3.3. Xử lý thông tin tình báo cạnh tranh
3.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xử lý thông tin
3.3.2.Xử lý sơ bộ thông tin
3.3.3. Hệ thống hóa thông tin
3.3.4. Xử lý phân tích - tổng hợp thông tin
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin tình báo cạnh tranh
3.4.1. Tiêu chí đánh giá hiệu quả
3.4.2. Hiệu quả kinh tế
3.4.3. Hiệu quả xã hội
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung |
Hình thức tổ chức dạy và học |
Tổng |
Lý thuyết |
Cemina-Bài tập |
Thực hành -Thực tập |
Tự học, tự nghiên cứu |
Chương 1 |
02 |
|
|
|
02 |
Chương 2 |
08 |
02 |
|
|
10 |
KIỂM TRA GIỮA KỲ |
|
02 |
|
|
02 |
Chương 3 |
10 |
04 |
|
|
14 |
ÔN TẬP, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC |
|
02 |
|
|
02 |
Tổng |
20 |
10 |
|
|
30 |
7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc:
- Vũ Văn Nhật. Thông tin Kinh tế nâng cao (Đề cương chi tiết bài giảng cho các lớp cao học Thông tin - Thư viện).
- Vũ Văn Nhật. Thông tin xã hội, Tạp chí khoa học, Khoa học xã hội và Nhân văn.23,4 ( 2008 ), tr.231-236.
- Phạm Văn Vu. Thông tin khoa học và công nghệ phục vu doanh nghiệp (Đề cương chi tiết giáo trình dùng cho các sinh viên đại học Thông tin - Thư viện, trường ĐH KHXH và NV, ĐHQGHN.
7.2. Học liệu tham khảo thêm:
- Bùi Đức Lợi. Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội ứng dụng ở một số ngành kinh tế/luận án tiến sỹ. -H.: 1997.
- Đường Vinh Sường. Vai trò của thông tin kinh tế trong việc khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường/ Đề tài NCKH cấp Bộ năm 1998-2000. -H.: Học viện CTQGHCM, 2000.
- Quản trị thông tin tinh giản. -H.: NXB Thống kế, 1995.- 276 tr.
- Trương Văn Tú, Trần Thị Song Minh. Giáo trình hệ thống thông tin quản lý.- H.: Trường ĐHKTQD, 2000.- 433 tr.
- Đỗ hoàng Toàn, Mai Văn Bưu. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế. - H.: NXB Giáo dục, 2001.- 435 tr.
- Managing Information Across the Enteprise. Robert K. Wysocky, Robert L. DeMichell. JW INC, 1997, USA.
- Marketing management, Philip Kotler, Prentice Hall, 2006.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của học viên thông qua các họat động:
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
1 |
- Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Tích cực phát biểu xây dựng bài |
10% |
Cá nhân |
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Học viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
2 |
Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung: 1 và 2 đạt yêu cầu. |
30% |
Cá nhân |
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Học viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT |
Hình thức kiểm tra |
Tỷ lệ
đánh giá |
Đặc điểm đánh giá |
3 |
Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầu. |
60% |
Cá nhân |
8.4. Lịch thi, kiểm tra
- Theo quy định của Trường và Khoa
Phê duyệt của Trường |
KT. Chủ nhiệm Khoa
Phó chủ nhiệm
TS. Đỗ Văn Hùng |
Chủ nhiệm BM
PGS.TS. Trần Thị Quý |
Người biên soạn
PGS.TS. Vũ Văn Nhật |