Chương trình đào tạo ngành thạc sĩ định hướng nghiên cứu ngành Thông tin - Thư viện

Chủ nhật - 31/10/2021 13:02
Chương trình đào tạo ngành thạc sĩ định hướng nghiên cứu ngành Thông tin - Thư viện
Chương trình đào tạo ngành thạc sĩ định hướng nghiên cứu ngành Thông tin - Thư viện

Thông tin chung về chương trình đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo
    • Tiếng Việt: Khoa học Thông tin - Thư viện
    • Tên tiếng Anh: Library and Information Science
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 32 02 03
  • Tên ngành đào tạo: Thông tin – Thư viện
    • Tiếng Việt: Thông tin – Thư viện
    • Tên tiếng Anh: Library and Information
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 24 tháng (02 năm)
  • Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp
    • Tiếng Việt: Thạc sĩ  Thông tin – Thư viện
    • Tiếng Anh: The Degree of Master in Library and Information Science

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Về kiến thức

  • Nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Có trình độ tốt về ngoại ngữ cơ bản Cụ thể: Có nhận thức chính trị tốt; Có năng lực tư duy khoa học cao; Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn và tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nói chung và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, chuyên môn nói riêng.
  • Nắm vững lý luận của ngành Thông tin-Thư viện hiện đại trong việc quản trị thông tin từ đối tượng nghiên cứu; Hệ thống các khái niệm, phạm trù; Hệ phương pháp nghiên cứu; Vai trò lịch sử và tính ứng dụng thực tiễn hiện nay.
  • Nắm chắc lý thuyết, kỹ thuật, công nghệ nghiệp vụ mới của nhóm chuyên ngành Thông tin-Thư viện hiện đại trong việc quản trị thông tin.
  • Nắm vững mối quan hệ chặt chẽ của ngành Thông tin-Thư viện hiện đại với các ngành khoa học khác như Lý thuyết thông tin, Công nghệ thông tin và Truyền thông .... trong việc quản trị thông tin.
  • Hiểu sâu nội dung nền tảng, cốt lõi của ngành Thông tin-Thư viện hiện đại đang phát triển ở các nước tiên tiên trên thế giới. Biết phân tích, đánh giá và vận dụng những tri thức đó vào hoạt động thực tiễn ở trong nước nhằm phát triển sự nghiệp Thông tin - Thư viện Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thế giới và phát triển bền vững.
  • Nắm vững lý luận và lý thuyết chuyên ngành của Thông tin học và Khoa học thư viện.
    • Biết cách phân biệt, phân tích nhu cầu tin của từng đối tượng người dùng tin khác nhau (người dùng thông tin khoa học & công nghệ và người dùng thông tin đại chúng)
    • Nắm vững chính sách quốc gia về phát triển Thông tin khoa học & công nghệ và Thông tin đại chúng. Biết cách xây dựng chính sách thông tin, đánh giá chính sách thông tin ở các quy mô khác nhau (quốc tế, quốc gia, tổ chức cơ quan thông tin, thư viện...)
    • Nắm vững quy trình và các mô hình tổ chức, quản lý hoạt động cho từng loại hình cơ quan thông tin, thư viện (truyền thống và hiện đại) phù hợp với từng loại đối tượng người dùng Thông tin đại chúng hay Thông tin khoa học & công nghệ; Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi lĩnh vực hay nhà chính trị, doanh nghiệp...; Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hay học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh; Người dùng tin bình thường hay khuyết tật...
    • Nắm vững quy trình, nội dung phát triển nguồn lực thông tin, xử lý, bao gói thông tin tạo dựng các sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin truyền thống và hiện đại. Hiểu rõ phương pháp, kỹ thuật tổ chức, bảo quản, tiếp thị, phân phối thông tin/tài liệu truyền thống và hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin cho người dùng tin.
    • Hiểu rõ yêu cầu và nội dung xây dựng các Đề án, Dự án, Chương trình cho một lĩnh vực của ngành hoặc một cơ quan thông tin, thư viện hiện đại.
  • Đề tài luận văn là một vấn đề về khoa học và được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả và chưa công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác thì phải được trích dẫn tường minh. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề và chứng tỏ được tác giả biết vận dụng phương pháp nghiên cứu được trang bị; Luận văn có khối lượng khoảng 70 trang A4 nhưng không quá 120 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản tóm tắt luận văn có khối lượng khoảng từ 3 đến 5 trang (300 đến 500 chữ) trình bày những nội dung cơ bản và đóng góp quan trọng nhất của luận văn

Về kỹ năng

  • Thành thạo, chuyên nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện các vấn đề nghiệp vụ chuyên môn như phát triển nguồn tin, xử lý, tổ chức, bảo quản và phân phối thông tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại.Biết cách đánh giá, so sánh các công nghệ, kỹ thuật nghiệp vụ mới.
  • Nhanh nhạy trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề của nghề thông tin-thư viện phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng.
  • Biết cách lựa chọn và triển khai tốt kết quả nghiên cứu vào thực tiễn và phát triển mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) để tổ chức hoạt động TT-TV có hiệu quả.
  • Kỹ năng cá nhân: Chuyên nghiệp cao trong giao tiếp, đàm phán, hợp tác, thuyết trình phân tích vấn đề logic và làm việc nhóm. Thành thạo trong thuyết trình, nắm bắt nhu cầu, kích thích nhu cầu người dùng tin. Thành thạo trong việc tổ chức hội nghị khoa học và hội nghị bạn đọc. Có kỹ năng làm việc độc lập, phản biện độc lập, kiểm soát được bản thân. Sử dụng máy tính và các phần mềm quản trị TT-TV thành thạo.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên. Tích cực phản biện, thảo luận và có khả năng thuyết phục thành viên. Sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ, chung sức thực hiện kế hoạch.
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, trong hoạt động chuyên môn: sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ tương đương bậc 03 khung năng lực ngoại ngữ bậc 06 dùng cho Việt Nam đối với chương trình đào tạo chuẩn của Đại học Quốc gia.

Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Làm việc trong các cơ quan thông tin, thư viện của các bộ, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp... trên từng vị trí công tác: Xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin; Xử lý, bao gói thông tin để tạo dựng các sản phẩm & dịch vụ thông tin; Tổ chức lưu giữ, bảo quản và phục vụ thông tin theo truyền thống và hiện đại. Thành thạo trong việc cài đặt và sử dụng các phần mềm ứng dụng. Tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động khác của đơn vị công tác;
  • Có thể làm việc tại các vị trí khác của các cơ quan khác: Công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ tài liệu; Các nhà xuất bản; Các cơ sở giáo dục & đào tạo; Cơ quan quản lý Nhà nước; Viện nghiên cứu KH&CN; Các cơ quan báo chí, truyền thông; Các cơ quan quản lý văn hóa; Thống kê KH&CN; Các cơ quan an ninh, quốc phòng...;
  • Có khả năng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo đại học của ngành:  trình độ đại học và cao đẳng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây