ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
------------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
HỆ THỐNG THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP
Agricultural information system
1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
1.1. Giảng viên 1:
Họ và tên: Đặng Xuân Chế
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên cao cấp
Địa điểm làm việc: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Địa chỉ liên hệ: 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Điện thoại: 0912664644
Email: dxche@vista.gov.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; thông tin khoa học và công nghệ; phát triển nguồn tin, tra cưứ tin; tổ chức và quản lý các trung tâm thông tin - thư viện, Chính sách thông tin quốc gia.
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Thanh
Chức danh, học hàm, học vị: PGS,TS.
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
Địa chỉ liên hệ: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Điện thoại: CQ: 04/ 8362970. DĐ: 0912122708
Email: dhvh@yahoo.com.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Tổ chức và quản lý các cơ quan thông tin-thư viện. Sự nghiệp Thông tin - Thư viện, Thư mục học.
2. Thông tin chung về học phần
Tên môn học: Hệ thống thông tin nông nghiệp
Mã môn học: LIB 6040
Số tín chỉ: 2 tín chỉ
Môn học: tự chọn
Giờ tín chỉ đối với các họat động:
- Nghe giảng lý thuyết: 16
- Thảo luận: 8
- Thực hành: 2
- Tự học: 4
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học:
Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học
3.1. Mục tiêu chung của học phần
Môn học “Hệ thống thông tin nông nghiệp” nhằm trang bị cho học viên ngành Thông tin - Thư viện hiểu biết về khái niệm và vai trò của thông tin nông nghiệp, phương pháp luận và một số kỹ năng trong xây dựng, vận hành và khai thác thông tin của hệ thống thông tin nông nghiệp.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
Về kiến thức:
- Nắm được những vấn đề lý luận chung của thông tin nông nghiệp, tác động của thông tin nông nghiệp đối với cộng đồng và xã hội.
- Nắm được phương pháp luận tổ chức, vận hành và khai thác, sử dụng hệ thống thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt tổ chức phục vụ tra cứu thông tin nông nghiệp.
- Hiểu rõ vai trò của thông tin nông nghiệp đối với sự phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp, giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế-xã hôi.
Về kỹ năng:
- Tổ chức và vận hành hệ thống thông tin nông nghiệp.
- Phân biệt các nguồn tin chung và nguồn tin nông nghiệp đặc thù.
- Thực hiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin trên cơ sở vận hành, khai thác hệ thống thông tin nông nghiệp
Về thái độ, chuyên cần:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và tri thức đáp ứng yêu cầu thông tin của xã hội.
- Có ý thức trong việc đóng góp cho các vấn đề liên quan tới tổ chức và hoạt động thông tin tại đơn vị mình ngày càng hoàn thiện hơn.
- Quan tâm và biết cách khai thác thông tin nông nghiệp của Việt nam, các tổ chức quốc tế và một số nước trên thế giới.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học “Hệ thống thông tin nông nghiệp” trang bị cho học viên lý luận chung về thông tin nông nghiệp, vai trò của thông tin nông nghiệp đối với khoa học và công nghệ nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung; phương pháp luận tổ chức và hoạt động thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với diều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và đơn vị công tác.
5. Nội dung chi tiết của học phần
5.1. Nội dung cốt lõi của học phần
- Khái niệm và vai trò của thông tin nông nghiệp
- Sơ đồ công nghệ và cấu trúc của hệ thống thông tin nông nghiệp
- Khai thác các sản phẩm và dịch vụ của hệ thống thông tin nông nghiệp của Việt Nam cũng như của quốc tế.
5.2. Nội dung chi tiết của học phần
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP
1.1. Các khái niệm chung về nông nghiệp và thông tin nông nghiệp
1.1.1. Các khái niệm: nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông).
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế-xã hội
1.2.3. Khái niệm thông tin nông nghiệp
1.2.4. Các loại thông tin nông nghiệp
1.2. Tầm quan trọng của thông tin nông nghiệp
1.2.1 Vai trò của thông tin nông nghiệp trong quản lý và hoạch định chính sách phát triển
1.2.2. Vai trò của thông tin nông nghiệp trong nghiên cứu và phát triển KH&CN nông nghiệp
1.2.3. Vai trò của thông tin nông nghiệp trong sản xuất và kinh doanh
1.3. Các yếu tố tác động đến thông tin nông nghiệp
1.3.1. Nhận thức của xã hội về ý nghĩa vầ tầm quan trọng của thông tin nông nghiệp
1.3.2. Nguồn vốn thông tin nông nghiệp
1.3.3. Nhân lực hoạt động thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp
1.3.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin trong nông nghiệp
1.3.5. Trình độ người dùng tin trong hoạt động thông tin nông nghiệp
1.4. Đặc điểm nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin nông nghiệp
1.4.1. Đặc điểm nhu cầu tin trong nông nghiệp
1.4.2. Đặc điểm người dùng tin trong hoạt động thông tin nông nghiệp
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP
2.1. Khái niệm hệ thống thông tin nông nghiệp
2.1.1. Định nghĩa hệ thống thông tin nông nghiệp
2.1.2 Các loại hình hệ thống thông tin nông nghiệp
2.2. Cấu trúc tổ chức của hệ thống thông tin nông nghiệp
2.2.1. Sơ đồ công nghệ hoạt động thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp
2.2.2. Phần tử hợp thành của hệ thống thông tin nông nghiệp
2.3. Sản phẩm và dịch vụ của hệ thống thông tin nông nghiệp
2.3.1. Các sản phẩm của hệ thống thông tin nông nghiệp
2.3.2. Dịch vụ của hệ thống thông tin nông nghiệp
2.4. Một số hệ thống thông tin nông nghiệp ở các nước và quốc tế
2.4.1. Hệ thống thông tin nông nghiệp ở một số nước trong khu vực và trên thế giới
2.4.2. Hệ thống thông tin nông nghiệp quốc tế AGRIS
CHƯƠNG 3. Hệ thống thông tin nông nghiệp ở Việt Nam
3.1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin nông nghiệp ở Việt Nam
3.2. Nguồn tin nông nghiệp
3.3. Nhân lực trong hoạt động thông tin nông nghiệp
3.4. Sản phẩm và dịch vụ thông tin nông nghiệp
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung/ Tuần |
Hình thức tổ chức dạy học |
Tổng |
Lên lớp |
Thực hành |
Tự học |
Lý thuyết |
Bài
tập |
Thảo luận |
Chương 1 |
4 |
|
2 |
|
|
6 |
Chương 2 |
6 |
|
2 |
2 |
|
10 |
Kiểm tra giữa kỳ |
2 |
|
|
|
|
2 |
Chương 3 |
6 |
|
3 |
2 |
|
10 |
Ôn tập và giải đáp câu hỏi của học viên |
1 |
|
1 |
|
|
2 |
Tổng cộng |
19 |
|
8 |
4 |
|
30 |
7. Học liệu
7.1. Tài liệu đọc bắt buộc
- G. Naber (1991) An Agricultural Library: Its Start and Management.- Wageningen (Netherlands): ILRI.
- Information sources in agriculture and food science/ Hdd. G.P. Lilley.- London, 1981.
- AGRIS Introduction.- Rom: FAO, 1995.
- Cổng thông tin điện tử Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: WWW.agroviet.gov.vn
- Bài giảng Hệ thống thông tin nông nghiệp.-H: tr.
7.2 Tài liệu đọc thêm
- Communication for development: Report 1994-1995.- Rome: FAO,1995
- Itzhak Arnon. Agricultural research and technology transfer.- Lond.N.Y. Elsevier Applied Science c, 1989.
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
- Tỷ lệ điểm: 10 %
- Mục đích: Đánh giá thái độ chuyên cần và ý thức học tập
- Yêu cầu:
- Tham gia các buổi nghe giảng lý thuyết
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Làm bài tập và nộp đúng hạn
- Tham gia phát biểu xây dựng bài
- Tham gia tích cực các buổi thảo luận.
- Hình thức: Giáo viên theo dõi và đánh giá
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ
- Tỷ lệ: 30 %
- Mục đích: Đánh giá kiến thức thu nhận được đối với những nội dung đã học.
- Yêu cầu: Làm bài và nạp bài đúng quy định
- Hình thức: - Làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm;
- Viết tiểu luận
8.3. Kiểm tra đánh giá hết môn
- Tỷ lệ: 60%
- Mục đích: Đánh giá kiến thức học viên thu nhận được sau khi kết thúc môn học.
- Yêu cầu: Làm bài và nạp bài đúng quy định
- Hình thức: - Thi viết;
- Thi vấn đáp;
- Viết tiểu luận
8.4. Lịch thi, kiểm tra (Kể cả thi lại): Theo quy định