LIB 6043 - Lý luận về thư viện hiện đại

Thứ sáu - 20/08/2021 04:20
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
---------------------


ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

LÝ LUẬN VỀ THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI

Model theory of library

1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên                                  
1.1. Giảng viên 1

Họ và tên: Trần Thị Minh Nguyệt
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
Địa chỉ liên hệ: Số 405 Đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: NR: 8362 970, DĐ: 0913.02 82 92.
Email: tmnguyet@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về thư viện học và thông tin học; Nghiên cứu người dùng tin và nhu cầu tin; Nghiên cứu văn hoá đọc; Nghiên cứu phát triển hoạt động thư viện thiếu nhi.
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Lê Văn Viết
Chức danh, học hàm, học vị: TS. Nghiên cứu viên chính
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
Địa chỉ liên hệ:Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
Điện thoại:  CQ: 04/8255379, Fax. 04/8253357
Email:
Các hướng nghiên cứu chính: Thư viện học; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện; Thư viện Công cộng

1.3. Giảng viên 3
- Họ và tên: Trần Thị Quý
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
- Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
- Điện thoại: NR: 04/7660016, CQ: 04/8583903,  DĐ: 09 13525419
Email: tranthiquy@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về khoa học Thư viện và khoa học Thông tin. Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện. Xử lý thông tin/tài liệu. Phân loại khoa học & phân loại tài liệu.
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học:          Lý luận thư viện hiện đại
Mã môn học:          LIB 6043
Số tín chỉ:     02
Môn học:      Bắt buộc
+ Lý thuyết:                      18
+ Cemina-Bài tập:             12
+ Thực hành - Thực tập:    00
+ Tự học, tự nghiên cứu : 00
Yêu cầu đối với môn học:
+ Yêu cầu trang thiết bị để phục vụ môn học: Máy chiếu (Projector).
+ Môn học tiên quyết: Không có
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học:
                    Văn phòng Khoa Thông tin - Thư viện
                    Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân,Hà Nội.
                    Điện thoại: 04-8583903
                    Email: thongtinthuvien@gmail.com
 
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
1.1 Mục tiêu chung của học phần:
 Nắm được những vấn đề lý luận cơ bản của thư viên học hiện đại, trên cơ sở đó có thể vận dụng để phân tích, đánh giá hoạt động thư viện trong thực tiễn, đồng thời có khả năng xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển thư viện trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Chuẩn đầu ra của học phần Kiến thức
  • Nắm được Lý luận thư viện học hiện đại,
  • Nắm vững các phương pháp nghiên cứu trong thư viện học,
  • Nắm được tính quy luật trong sự phát triển thư viện,
  • Nắm được các nguyên tắc tổ chức sự nghiệp thư viện trong bối cảnh xã hội hiện đại
  • Nắm được các xu hướng phát triển của thư viện trong tương lai
Kỹ năng
  • Biết vận dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu trong khoa học thư viện,
  • Biết phân tích các mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản trong hoạt động thư viện,
  • Có khả năng xây dựng chiến lược và sách lược phát triển cho các cơ quan thư viện trong môi trường xã hội hiện đại.
  • Biết vận dụng các thành tựu hiện đại trong khoa học thư viện để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Thái độ
* Hình thành thái độ linh hoạt, tích cực trước những biến đổi của môi trường
4. Tóm tắt nội dung môn học
Nội dung môn học trình bày những vấn đề căn bản về lý luận thư viện học hiện đại như đối tượng nghiên cứu dưới góc nhìn mới, cấu trúc hệ thống của thư viện; Tính quy luật trong sự hình thành và phát triển sự nghiệp thư viện; Các vấn đề cơ bản trong tổ chức sự nghiệp thư viện hiện đại; Dự báo xu hướng phát triển của thư viện trong tương lai.

5. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Cơ sở lý luận của thư viện học hiện đại

1.1 Cấu trúc hệ thống của thư viện
1.1.1.  Các thành tố cơ bản​​​​​​​
1.1.2 Môi trường của hệ thống
1.2.Những quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu trong thư viện họ
1.2.1 Quan điểm truyền thống về đối tượng nghiên cứu của thư viện học​​​​​​​
1.2.2 Quan điểm hiện đại về đối tượng nghiên cứu của thư viện học
​​​​​​​1.3. Tính quy luật trong sự hình thành và phát triển sự nghiệp thư viện
1.3.1. Khái niệm về sự nghiệp thư viện
`1.3.2. Những yếu tố khách quan quy định sự hình thành và phát triển sự nghiệp thư viện
1.3.3. Những nhân tố chủ quan tác động đến sự hình thành và phát triển của sự nghiệp thư viện
Chương 2. Tổ chức sự nghiệp thư viện hiện đại
2.1. Những nguyên lý tổ chức sự nghiệp thư viện hiện đại
2.1.1. Đảm bảo tính dân chủ
2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống
2.1.3. Phát huy vai trò của Nhà nước trong tổ chức sự nghiệp thư viện
2.2. Các loại hình thư viện hiện đại
2.2.1. Tiêu chí phân định loại hình thư viện
2.2.2. Các loại hình thư viện
2.3. Tổ chức sự nghiệp thư viện ở Việt Nam và nước ngoài
2.3.1 Tổ chức sự nghiệp thư viện ở Việt Nam
2.3.2 Tổ chức sự nghiệp thư viện ở nước ngoài
Chương 3. Thư viện tương lai
3.1. Dự báo sự phát triển của xã hội tương lai
3.1.1. Điều kiện kinh tế
3.1.2. Văn hoá và khoa học công nghệ
3.1.3. Sự biến đổi các quan hệ xã hội
3.2. Thư viện điện tử và thư viện số
3.2.1. Đặc điểm chung
3.2.2. Tổ chức và hoạt động
3.3. Thư viện ảo
3.3.1 Đặc điểm
3.3.2 Tổ chức và hoạt động
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 6 4     10
Chương 2 6 4     10
Chương 3 6 4     10
Tổng 18 12     30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. Trần Thị Minh Nguyệt. Bài giảng Lý luận thư viện hiện đại.
2. Bùi Loan Thuỳ. Thư viện học đại cương/ Bùi Loan Thuỳ, Lê Văn Viết.- T.p. Hồ Chí Minh: ĐHQG T.p. Hồ Chí Minh, 2001.

7.2. Học liệu tham khảo thêm
3. Beenham, R. The basics of Librarianship/ Beenham R., Harrison C.- London, 1990.
4. Bukland, M.K. Library services in theory and context.- Oxfod: Pergamon Press, 1988.
5. Cartaxov, N.X. Obsie bibliotekavedenhie/ N.X. Cartaxov, V.V. Skvorxov.- M.: MGIK, 1996.
6. Handbook of special librarianship and information work.- 7 th ed.- London: Aslib, 1997.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: 10%
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.3. 8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần:  60%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.4. Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định)

 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây