LIB 6020 - Hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo

Thứ sáu - 20/08/2021 23:20
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: Thông tin - Thư viỆn
----------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HỆ THỐNG THÔNG TIN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Information System Education and Training


1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
1.1. Giảng viên 1
  • Họ và tên: Trần Thị Quý
  • Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
  • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần.
  • Địa điểm làm việc:
  • Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
  • Điện thoại: NR: 04/7660016, CQ: 04/8583903,  DĐ: 09 13525419
  • Email: tranthiquy@yahoo.com
  • Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học, xử lý thông tin, phân loại khoa học & phân loại tài liệu; phương pháp nghiên cứu khoa học Thông tin-Thư viện, lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện.
1.2. Giảng viên 2
  • Họ và tên: Nguyễn Thị Đông
  • Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên chính, TSKH.
  • Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần.
  • Địa điểm làm việc:
  • Địa chỉ liên hệ: Số nhà 14, ngõ 54, đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: NR: 04/37754018, DĐ: 0983113167
  • Email: dongvienthongke@yahoo.com; dongmui@gmail.com
  • Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về thư viện học và thông tin học; xử lý thông tin; phương pháp nghiên cứu khoa học Thông tin-Thư viện; hoạt động thư viện trường học và thư viện thiếu nhi; quản lý sự nghiệp thông tin- thư viện.
2. Thông tin chung về học phần
    • Tên môn học: Hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo/Information System Education and Training
    • Mã môn học: LIB 6020
    • Môn học: + Bắt buộc:
                                + Lựa chọn: Lựa chọn
    • Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
    • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết: 15
+ Xêmina - bài tập: 12
+ Thực hành-thực tập: 3
+ Tự học, tự nghiên cứu: 0
    • Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học: Khoa Thông tin-thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tầng 4, nhà A, 336 Nguyển Trãi, Thanh xuân, Hà Nội.
Điện thoại/Fax: 04-8583903;
E-mail:
thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Mục tiêu chung của học phần

Sau khi học xong học phần “Hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo” người học nắm được nội hàm các khái niệm cơ bản Giáo dục, Đào tạo, Kinh tế tri thức, Thông tin, Thông tin giáo dục đào tạo, Vai trò của thông tin giáo dục đào tạo trong xã hội, Hệ thống thông tin và Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo. Hiểu được cấu trúc hệ thống thông tin giáo dục đào tạo; Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin giáo dục đào tạo; Cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin giáo dục đào tạo ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; Đánh giá so sánh các hệ thống thông tin giáo dục đào tạo theo một số tiêu chí cơ bản. Nắm được nguồn tin và nội dung thông tin giáo dục đào tạo; Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin giáo dục đào tạo; Các kênh thông tin giáo dục đào tạo; Các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin giáo dục đào tạo; Các yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo. Nắm vững quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo; yêu cầu và nội dung đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam; định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam đến năm 2020.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần (về kiến thức, kỹ năng, năng lực và thái độ)
3.2.1. Về kiến thức:
  1. Nắm vững định hướng chiến lược phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước
  2. Nhận biết được các yêu cầu và nội dung đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo ở Việt Nam
  3. Phân tích được nội hàm các khái niệm cơ bản: Giáo dục, Đào tạo, Kinh tế tri thức, Thông tin, Thông tin giáo dục đào tạo, Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
  4. Nắm vững các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
  5. Hiểu rõ hệ thống thông tin giáo dục đào tạo trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
  6. Đánh giá so sánh được thực trạng, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của từng hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
  7. Xác định được vai trò của thông tin giáo dục đào tạo trong xã hội
  8. Nhận biết được đặc điểm hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
  9. Nhận dạng được các kênh thông tin trong hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
  10. Xác định được nguồn tin và nội dung thông tin giáo dục đào tạo
  11. Nhận biết được đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin giáo dục đào tạo
  12. Biết tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin giáo dục đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội
  13. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin giáo dục đào tạo hiện đại.
3.2.2. Về kỹ năng:
  • Dễ dàng nhận biết, đánh giá hệ thống thông tin chuyên biệt nói chung và hệ thống thông tin giáo dục đào tạo nói riêng
  • Mô hình hóa được hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
  • Thành thạo trong việc tổ chức hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
  • xác định được đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin giáo dục đào tạo
  • Xây dựng được các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin giáo dục đào tạo phù hợp với nhu cầu của người sử dụng
  • Thành thạo trong việc tìm kiếm và khai thác thông tin
  • Có khả năng liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin giáo dục đào tạo
  • Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá so sánh hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo Việt Nam và nước ngoài
  • Thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức nguồn lực và phục vụ thông tin giáo dục đào tạo
  • Có khả năng tư duy, phân tích, ra quyết định, phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan tới hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo
  • Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng trình bày vấn đề.
3.2.3. Về thái độ:
  • Có ý thức đúng đắn, nghiêm túc và khách quan trong nhận thức vai trò và tầm quan trọng của thông tin giáo dục đào tạo trong xã hội
  • Có trách nhiệm trong việc tổ chức và quản lý hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
  • Tuân thủ các chuẩn nghiệp vụ và công nghệ trong xây dựng nguồn lực thông tin 
  • Biết chủ động tư vấn, triển khai và xây dựng các nguồn tin đáp ứng nhu cầu tin của xã hội
  • Có ý thức tìm tòi, bổ sung và mở rộng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cũng như tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
4. Tóm tắt nội dung học phần (Tóm tắt trong khoảng 150 từ):
Nội dung học phần “Hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo” gồm có 3 chương, tương ứng với các nội dung cơ bản của học phần.
Chương 1 đề cập tới những vấn đề lý luận chung về thông tin, thông tin giáo dục đào tạo và hoạt động thông tin giáo dục đào tạo. Trong đó, đi sâu phân tích nội hàm các khái niệm giáo dục và đào tạo; đặc điểm nền kinh tế tri thức; vai trò của giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế tri thức; đặc điểm và tính chất của thông tin giáo dục đào tạo; các kênh thông tin giáo dục đào tạo; mục đích và nhiệm vụ của hoạt động thông tin giáo dục đào tạo; đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin giáo dục đào tạo; các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin; tổ chức liên kết và chia sẻ thông tin giáo dục đào tạo.
Chương 2 phân tích nội hàm khái niệm hệ thống thông tin giáo dục đào tạo, đặc điểm và mục tiêu hoạt động của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo, cơ cấu tổ chức và cấu trúc của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo, các tiêu chí cơ bản cho đánh giá hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo. Đi sâu phân tích hệ thống thông tin giáo dục đào tạo Việt Nam trong mối tương quan với định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam. Giới thiệu các hệ thống thông tin giáo dục đào tạo của một số nước trên thế giới và trong khu vực (Mỹ, Anh, Philipin, Thái Lan, Indonexia, Lào). Trong đó, xác định các tiêu chí cơ bản cho nhận xét so sánh chung giữa các hệ thống thông tin giáo dục đào tạo.
Chương 3 đề cập tới các yếu tố cơ bản đảm bảo hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo. Chủ yếu tập trung vào phân tích cơ chế và chính sách cho vận hành và khai thác hệ thống; tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin giáo dục đào tạo; tin học hóa hệ thống; chuyên môn hóa nhân lực thông tin; đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin giáo dục đào tạo; liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin giáo dục đào tạo.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1.  Nội dung cốt lõi

Học viên phải nắm được các nội dung cơ bản sau:
  • Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo
  • Đặc trưng của thông tin giáo dục đào tạo
  • Đặc điểm của hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
  • Cấu trúc của hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo
  • Các kênh thông tin trong hệ thống thông tin giáo dục đào đạo
  • Các nguồn lực và nội dung thông tin giáo dục đào tạo
  • Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin giáo dục đào tạo
  • Phương pháp thu thập, xử lý và tổ chức phục vụ thông tin giáo dục đào tạo
  • Các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin giáo dục đào tạo.
5.2.  Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục):
CHƯƠNG 1. GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ THÔNG TIN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
1.1. Giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế tri thức
1.1.1. Khái niệm giáo dục và đào tạo
1.1.2. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
1.1.3. Vai trò của giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế tri thức
1.2. Thông tin và thông tin giáo dục đào tạo
1.2.1. Thông tin và các khái niệm cơ bản có liên quan
1.2.2. Thông tin giáo dục đào tạo
1.2.3. Đặc điểm và tính chất của thông tin giáo dục đào tạo
1.2.4. Phân loại thông tin giáo dục đào tạo
1.2.5. Các kênh thông tin giáo dục đào tạo
1.3. Hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
1.3.1. Đặc điểm hoạt động thông tin giáo dục và đào tạo
1.3.2. Các loại hình hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
1.3.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu thông tin giáo dục đào tạo
1.3.4. Tổ chức phục vụ thông tin giáo dục đào tạo
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG THÔNG TIN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái niệm hệ thống thông tin và hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
2.1.1. Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin
2.1.2. Khái niệm hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
2.1.3. Đặc điểm của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
2.2. Cơ cấu tổ chức và cấu trúc của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo 
2.2.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý giáo dục đào tạo
2.2.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
2.2.3. Cấu trúc của hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
2.3. Các tiêu chí cơ bản cho đánh giá hiệu quả và chất lượng hoạt động của hệ
       thống thông tin giáo dục đào tạo
2.3.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
2.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống
2.4. Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay
2.4.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở Việt Nam
2.4.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin giáo dục đào tạo Việt Nam
2.4.3. Hoạt động thu thập và xử lý thông tin giáo dục đào tạo ở Việt Nam
2.4.4. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin giáo dục đào tạo ở Việt Nam
2.5. Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo ở một số nước trên thế giới
2.5.1. Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo ở một số nước phát triển
2.5.2. Hệ thống thông tin giáo dục đào tạo ở các nước Đông Nam Á
2.6. Một số nhận xét so sánh chung
2.6.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống thông tin giáo dục đào tạo
2.6.2. Nội dung và quá trình chuyển giao thông tin
2.6.3. Tin học hóa hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
2.6.4. Nhân lực thông tin
CHƯƠNG 3. ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
3.1. Chính sách, cơ chế vận hành và khai thác thông tin trong hệ thống
3.1.1. Chính sách và cơ chế thu thập thông tin giáo dục đào tạo
3.1.2. Chính sách và cơ chế xử lý thông tin giáo dục đào tạo
3.1.3. Chính sách và cơ chế cho tích hợp, lưu giữ và khai thác thông tin
3.1.4. Chính sách và cơ chế phục vụ thông tin giáo dục đào tạo
3.1.5. Chính sách và cơ chế phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan trong và ngoài
          ngành giáo dục
3.2. Đảm bảo nguồn tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thông tin
       giáo dục đào tạo
3.2.1. Kinh phí đầu tư cho hoạt động thông tin giáo dục đào tạo
3.2.2. Hạ tầng cơ sở thông tin và các trang thiết bị kỹ thuật
3.4. Phát triển tin học hóa trong toàn bộ hệ thống
3.4.1. Đảm bảo sự tương thích giữa các phần mềm quản trị hệ thống thông tin
3.4.2. Thống nhất chuẩn nghiệp vụ và chuẩn công nghệ
3.4.3. Cập nhật hệ thống chỉ số thông tin giáo dục đào tạo với biến đổi của xã hội
3.5. Chuyên môn hóa nhân lực thông tin
3.5.1. Trình độ nghiệp vụ
3.5.2. Trình độ tin học
3.6. Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin
3.6.1. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin quản lý giáo dục đào tạo
3.6.2. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học giáo dục đào tạo
3.7. Tăng cường liên kết và chia sẻ nguồn lực thông tin giáo dục đào tạo
3.7.1. Hợp tác, liên kết trong thu thập và xử lý thông tin
3.7.2. Hợp tác, liên kết trong xây dựng nguồn lực thông tin
3.7.3. Hợp tác, liên kết trong khai thác và cung cấp thông tin
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết Xêmina Bài tập Thực hành Thực tập Tự học, tự  NC
Chương 1 4 2     6
Chương 2 6 3 3   12
Kiểm tra giữa kỳ   2     2
Chương 3 5 3     8
Ôn tập, giải đáp thắc mắc   2     2
Tổng 15 12 3   30

7. Học liệu                                                              
7.1. Học liệu bắt buộc:
  1. Tập bài giảng của giảng viên.
  2. Trần Thị Quý. Thông tin giáo dục & đào tạo/ Tập bài giảng.- H.: ĐHKHXH&NV, 2007.- tr.(Nơi có tài liệu: PhòngTư liệu Khoa TT-TV)
  3. Đoàn Phan Tân. Các hệ thống thông tin quản lý. H.: Đại học Văn hóa Hà Nội, 2004.- 278 tr. (Nơi có tài liệu: Trung tâm TT-TV ĐHQG HN; Phòng Tư liệu Khoa TT-TV)
  4. Trần văn Tùng. Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt Nam/ Trần văn Tùng.- H.: Thế giới, 2001.- 215 tr.(Nơi có tài liệu: PhòngTư liệu Khoa TT-TV)
7.2. Học liệu tham khảo thêm
  1. Cán bộ thư viện số // http://lib.hcmussh.edu.vn/ ?wca=newmng&wci=v_dat&wce= dtl&itm=1239591218.
  2. Chỉ thị của Bộ Giáo dục &đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 // http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.15&script=viewdoc&view=626&opt=brpage
  3. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 // http://www.ier.edu.vn/content/view/239/174/.
  4. Đinh Tiến Dũng. Đánh giá thực trạng nguồn lực thông tin khoa học giáo dục tại thư viện Viện chiến lược và chương trình giáo dục. Báo cáo tổng kết đề tài.- Hà Nội, 2007.-84 tr.
  5. Đổi mới giáo dục bằng hệ thống thông tin quản lý hiện đại // http://vietbao.vn/Giao-duc (cập nhật 12/7/2007).
  6. Hợp tác liên thư viện // http://www.vietnamlib.net/
  7. Khái niệm hệ thống thông tin // http://www.cyvee.com/group /discussion/ Updated on 10/07/2008 | Viewed 2606 times | Follow.
  8. Năng lực cần thiết cho nghề thông tin trong thế kỷ 21 theo quan điểm của SLA / Nguyễn Thu Thảo dịch // Thông tin và phát triển.- 2011.- Số 7.- Tr. 8-13.
  9. Nguyễn Huy Chương. Phát triển hoạt động Thông tin Thư viện phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại trường Đại học trong điều kiện hiện nay // http://www.thuvien.net/khoa-hoc-thu-vien-nghiep-vu/khoa-hoc-thong-tin-va-thu-vien/
  10. Nguyễn Minh Thuyết. Đề xuất 7 giải pháp đổi mới Giáo dục // http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/
  11. Nguyễn Thanh Minh. Thư viện và vấn đề đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Hội nghị quốc tế về thư viện.- TP. HCM, 28-30/8/2006 “Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển” // http://gralib.hcmuns.edu.vn/gsdl/collect/
  12. Nguyễn Thị Đông. Nhân lực thông tin-thư viện trong xã hội thông tin và xã hội tri thức // Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thông tin khoa học và công nghệ ngày nay” tháng 12/2009.- Tr. 7-17.
  13. Nguyễn Trọng Phượng. Xu hướng phối hợp, liên kết xây dựng chia sẻ nguồn lực thông tin tại Việt Nam // Kỷ yếu khoa học “Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện” kỷ niệm 38 năm truyền thống đào tạo và 15 năm thành lập khoa thông tin-thư viện, trường ĐHKHXH&NV ĐHQG Hà Nội.- Tr.441-450.
  14. Nguyễn Trung Kiên. Hệ thống thông tin quản lý. Giải pháp đột phá trong quản lý chất lượng đào tạo // http://webcache.googleusercontent.com/
  15. Phạm Văn Hưng. Tổ chức các tiêu chí và chỉ số thông tin quản lý giáo dục thống nhất trong các nhà trường quân đội. Luận văn thạc sỹ QLGD, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội. - 2005.
  16. Qua 2 năm sử dụng hệ thống thông tin quản lý giáo dục - EMIS: Rằng hay thì thật là hay...// http://vietbao.vn/Giao-duc/
  17. Quản lý giáo dục qua mạng Internet - Một xu hướng tất yếu của GD-ĐT trong giai đoạn mới // http://quocphonganninh.edu.vn/PrintPreview.aspx?ID=1461.
  18.  Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thông tin - thư viện nước ta những hướng chủ yếu trong vài năm tới //  http://lib.hcmussh.edu.vn /?wca=newmng&wci=v_dat&wce= dtl&itm=1192604634
  19. Vũ Duy Hiệp. Chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện các trường đại học Việt Nam // Kỷ yếu khoa học “Một chặng đường đào tạo và nghiên cứu khoa học thông tin-thư viện” kỷ niệm 38 năm truyền thống đào tạo và 15 năm thành lập khoa thông tin-thư viện, trường ĐHKHXH&NV ĐHQG Hà Nội.- Tr. 198-209.
  20. Vương Thanh Hương, Đinh Tiến Dũng. Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin khoa học giáo dục tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam // Thông tin và tư liệu.- 2008.- Số 4.
  21. Vương Thanh Hương. Cơ sở cần thiết để xây dựng hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục // Thông tin và tư liệu.- 2007.- Số 2.
  22. Vương Thanh Hương. Hoạt động thông tin khoa học giáo dục trong xu thế hợp tác phát triển giáo dục // Thông tin và tư liệu.- 2002.- Số 2.
  23. Vương Thanh Hương. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục phổ thông. Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục.- Hà Nội, 2003.
  24. Vương Thanh Hương. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng các nguồn thông tin giáo dục hiện nay // Thông tin và tư liệu.- 2006.- Số 3.
  25. Vương Thanh Hương. Thông tin khoa học giáo dục trong thế kỷ 21 // Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thông tin khoa học và công nghệ ngày nay” tháng 12/2009.- Tr. 84-89.
  26. Vương Thanh Hương. Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục // Phát triển giáo dục.- 2003.- Số 4.
Tài liệu tiếng Anh
  1. Department of Education Philippines // http://en.wikipilipinas.org/ index.php?title=Department_of_Education_(Philippines)#Organization
  2. Education Management Information System (EMIS): Integrated Data and Information Systems and Their Implications In Educational Management / Haiyan Hua and Jon Herstein, Harvard University. Paper Presented at the Annual Conference of Comparative and International Education Society New Orleans, LA USA March 2003.
  3. Education Management Organisations and the Privatisation of Public Education: A cross-national comparison of the USA and Britain // http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/03050060220140548.
  4. Foster Care Management Information System // http://www.ehow.com/ facts_7615067_foster-care-management-information-system.html (updated December 07, 2010).
  5. Grandon Gill and Hu. Information systems education in the USA // Education and Information Technologies 3 119±136 (1998) IFIP, published by Chapman & Hall Ltd.
  6. Historical Development of the DepEd Information System // http://www.deped.gov.ph/quicklinks/quicklinks2.asp?id=12.
  7. Information Management System Components // http://www.ehow.com/ list_6911140_information-management-system-components.html.
  8. Lao Education Management Information System (Lao EMIS) Strategic Plan : 2008 - 2010 / Education Statistics & Information Technology Centre , MOE
  9. Laudon K., Laudon J. Management Information System.- Prentice Hall, 2000.
  10. Philippines // http://www.seameo-innotech.org/resources /seameo_country/ educ_data/philippines/philippines_ibe.htm.
  11. Physical Structure of Management Information System // http://www.ehow.com/way_5183698_physical-structure-management-information-system.html.
  12. Soye Soseph G. Nellis. Principles of management informatio system.- Routledge, the UK.- 1997.
  13. Structure of U.S. Education // http://www2.ed.gov/about/ offices/list/ous/international/usnei/us/edlite-structure-us.html.
  14. The International Institute for Educational Planning (IIEP) // http://www.iiep.unesco.org/aboutiiep/about-iiep.html.
  15. Thomas Welsh. The politics of valuing in information system construction, from data to action: information system in educational planning.- IIEP-UNESCO, Pergamon Press, 1993.
  16. UNESCO BangkokAsia and Pacific Regional Bureau for Education By UNESCAP Division > Statistics ESCAP// http://www4.unescobkk.org/ nespap/
  17. USNEI - U.S. Network for Education Information // http://www2.ed.gov/ about/offices/list/ous/international/usnei/us/edlite-students.html.
  18. Villanueva C. Charles. EMIS in the Philippines.- UNESCO/PROAP, 1990.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia học tập của học viên qua các hoạt động:
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)

 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
1 - Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Nộp đúng hạn các bài tập cá nhân.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
- Tích cực phát biểu xây dựng bải.
10% Cá nhân
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
2 Kiểm tra giữa kỳ: Đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung 4 chương đầu đạt yêu cầu.
30%

Nhóm

8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
3 Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đạt yêu cầu

60%

Cá nhân



8.4. Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định).
 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây