LIB 6029 - Đánh giá phần mềm quản trị Thông tin - Thư viện

Thứ sáu - 20/08/2021 10:19
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM QUẢN TRỊ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Evaluate softwares managing library information activities

1. Thông tin về giảng viên
1.1. Giảng viên 1
Họ và tên: Đoàn Phan Tân
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
Địa chỉ liên hệ: Số 40 Phố Hàng Chiếu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0984461124
Email: doanphantan@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Lý thuyết và thực tiễn của khoa học thông tin; Các hệ thống thông tin quản lý (MIS); Toán học ứng dụng; Tin học ứng dụng trong hoạt động thông tin - thư viện; Thư viện số.
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Nguyễn Huy Chương
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Giảng viên chính
Thời gian làm việc: 8 h - 17 h, Từ thứ 2 đến thứ 6
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN
Điện thọai: 0903200121
Email: chuongnh@vnu.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Thư mục học, Tự động hóa thư viện, Thư viện điện tử, Tổ chức quản lý thư viện, Lịch sử thư viện
1.3. Giảng viên 3
    • Họ và tên: Đỗ Văn Hùng
    • Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
    • Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin - Thư viện, Trường ĐHKHXH&NV
    • Điện thọai: 0967101977
    • Email: dvhung@vnu.edu.vn
    • Các hướng nghiên cứu chính: Thư viện số; Lưu trữ và bảo quản số; Tự động hóa trong  hoạt động thông tin - thư viện; Quản trị nội dung; Sách điện tử và xuất bản điện tử; Phương pháp nghiên cứu
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Đánh giá phần mềm quản trị Thông tin - Thư viện
Mã môn học: Lib.6029
Môn học: Tự chọn         
Số tín chỉ:  2
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết :  21
+ Cemina-Bài tập :  06
+ Thực hành -Thực tập: 03
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1. Mục tiêu chung của học phần
Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về:
- Kiến thức chung về phần mềm và công nghệ phần mềm
- Các dặc trưng chức năng của các loại phần mềm dùng trong hoạt đông các loại phần mềm dùng trong công tác thông tin - thư viện, bao gồm: Phần mềm tư liệu, Hệ quản trị thư viện tích hợp, Phần mềm quản lý các bộ sư tập số.
- Tính năng của một số phần mềm tiêu biểu: CSD/ISIS for Windows, Hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 6.0 và phần mềm mã nguồn mở quản lý các bộ sưu tập số Greenstone.
- Các tiêu chí đánh giá  các loại phần mềm dùng trong hoạt động thông tin - thư viện
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần:
  • Về kiến thức: Nắm vững  các  đặc trưng và các yêu cầu chức năng của các loại phần mềm dùng trong công tác thư viện.
  •  Về kỹ năng: Biết vận dụng các tiêu chí đánh giá các loại phần mềm dùng trong công tác thư viện trong việc lựa chọn phần mềm.
  • Về thái độ: Nghiêm túc, năng động trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong các hoạt động nghiệp vụ thông tin - thư viện.
4. Tóm tắt nội dung học phần
          Nội dung học phần trình bày những vấn đề lý thuyết chung về phần mềm và công nghệ phần mềm, giới thiệu các loại phần mềm dùng trong công tác thông tin - thư viện, bao gồm: phần mềm tư liệu, hệ quản trị thư viện tích hợp, phần mềm quản lý các bộ sư tập số, các đặc trưng của các loại phần mềm này và các tiêu chí đánh giá chúng.
Đối với mỗi loại phần mềm, ngoài lý thuyết chung đều giới thiệu một phần mềm tiêu biểu để làm sáng tỏ những vấn đề về lý thuyết và làm cơ sở để người học thực hành. Đối với phần mềm tư liệu, giới thiệu phần mềm CDS/ISIS for Windows và thực hành ngôn ngữ tạo format. Đối với Hệ quản trị thư viện tích hợp, giới thiệu phần mềm Libol phiên bản 6.0 và thực hành trên phân hệ biên mục. Đối với Phần mềm quản lý các bộ sư tập số, giới thiệu Phần mềm quản lý các bộ sư tập số Greenstone và thực hành tìm tin toàn văn trên các bộ sưu tập số đã được tạo lập.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1.   Nội dung cốt lõi
- Các dặc trưng chức năng của các loại phần mềm dùng trong hoạt đông dùng trong công tác thông tin - thư viện, bao gồm: Phần mềm tư liệu, Hệ quản trị thư viện tích hợp, Phần mềm quản lý các bộ sư tập số.
- Các tiêu chí đánh giá các loại phần mềm dùng trong hoạt động thông tin - thư viện.
 5.2.  Nội dung chi tiết học phần
6. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 7 3     10
Chương 2 7   3   10
Chương 3 7 3     10
Tổng 21 6 3   30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. Đoàn Phan Tân. Tin học tư liệu.- H. : Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008.- 235 tr.
2. Ian H. Witten and Stefan Boddie - Thư viện số Greenstone - Khoa công nghệ thông tin - Trường Đại học Waikato - New Zealand.- 90 tr.
3. CDS/ISIS for Windows : Reference Manal.- UNESCO, 1999.- 128 tr.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
4. Understanding MARC Bibliographic: Machine Readable Cataloguing/published by the Cataloguing Distribution Service, Library of Congres, in collaboration with the Follete Solfwave Co. in Betty Furrie, 2000.- 51 p.

8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: 10%
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30%
- Hình thức: Thi viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận.
8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần: 60%
- Hình thức: Thi viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận.
8.4. Lịch thi, kiểm tra (Theo quy định)



 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây