HỘI NGHỊ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2022

Thứ bảy - 26/03/2022 05:25
[TTTV] Chiều ngày 25/3/2022, Khoa Thông tin - Thư viện tổ chức buổi “Hội nghị báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2022”. Vì điều kiện dịch bệnh vẫn chưa cho phép nên hoạt động Hội nghị vẫn diễn ra dưới hình thức online thông qua nền tảng học trực tuyến Zoom meeting. Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên - là giải thưởng cao quý dành cho các bạn sinh viên có đam mê nghiên cứu khoa học được Khoa Thông tin - Thư viện tổ chức hàng năm giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo nghiên cứu, đẩy mạnh phong trào học tập và nghiên cứu đối với từng sinh viên.
Tham dự hội nghị có: TS. Đỗ Văn Hùng - Trưởng Khoa Thông tin Thư viện, Cô Nguyễn Thị Kim Dung -  Trợ lý nghiên cứu khoa học cùng các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô hướng dẫn. Đặc biệt là sự góp mặt của 62 sinh viên đến từ 19 đề tài nghiên cứu khoa học.
 
nckk1
[TTTV] Hình ảnh tại buổi báo cáo nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động dạy và học, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng giáo dục của Khoa. Đối với các bạn sinh viên, NCKH không chỉ giúp các bạn phát huy được trí tuệ, năng lực sáng tạo, khả năng tiếp cận và từng bước làm chủ khoa học công nghệ, tăng cường khả năng tự học và tự nghiên cứu. Thông qua đó sẽ giúp cho các bạn sinh viên trau dồi thêm kỹ năng, trình độ và năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này.
 

nckk2
[TTTV] Hình ảnh tại buổi báo cáo nghiên cứu khoa học

Cũng tại buổi hội nghị, TS. Đỗ Văn Hùng - TTrưởng Khoa Thông tin - Thư viện đã tổng kết lại những thành quả mà hoạt động nghiên cứu khoa học đã đạt được, biểu dương tinh thần miệt mài nghiên cứu của sinh viên và giảng viên hướng dẫn. Năm 2021 là một năm học đầy khó khăn do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch covid -19 khi mà tất cả các hoạt động học tập, giảng dạy đều phải chuyển sang hình thức trực tuyến.

Thông qua đánh giá của hội đồng, đã chọn ra 10 đề tài xuất sắc nhất tham gia báo cáo tại buổi Hội nghị hôm nay. Các đề tài đã được hội đồng đánh giá một cách nghiêm túc, các đề tài có hàm lượng khoa học tốt, tính thực tiễn cao, thể hiện được sự sáng tạo, thể hiện được tinh thần làm việc nghiêm túc giữa sinh viên và các thầy cô hướng dẫn.
 

nckk3
[TTTV] Hình ảnh tại buổi báo cáo nghiên cứu khoa học

Các đề tài đã được báo cáo và trao giải ngay sau khi kết thúc hội nghị.

CƠ CẤU  ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI THƯỞNG:

 

HỆ CHẤT LƯỢNG CAO (CLC)

  GIẢI NHẤT: Nâng cao kỹ năng số nhằm phục vụ sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu ở đại học.

  GIẢI NHÌ: Nghiên cứu hiệu quả của máy học (machine learning) vào công tác phân biệt tin giả trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.

  GIẢI BA: Văn hóa đọc của học sinh trung học phổ thông tại một số trường học ở Thái Nguyên  & Hà Nội.

 

HỆ CHUẨN

   GIẢI NHẤT:

  1. Ảnh hưởng của việc nhận thức về năng lực thông tin đến hành vi sử dụng Tik Tok của sinh viên. Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  2. Trải nghiệm của người dùng về ứng dụng PC- Covid và Sổ sức khỏe điện tử trong hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.

  GIẢI NHÌ:

  1. Nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưởng đến xu hướng Mmo của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  2. Xây dựng hệ thống học và kiểm tra trực  tuyến môn Toán cho học sinh tiểu học.
  3. Nhận định vấn đề hạnh phúc trong thế giới số của sinh viên: "Nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn"

   GIẢI BA:

  1. Khảo sát kỹ năng số của sinh viên ĐHQGHN trong hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và tìm kiếm cơ hội việc làm.
  2. Ảnh hưởng của công nghệ đến văn hóa đọc của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
  3. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở DSPACE cho việc quản trị thông tin, dữ liệu tại trung tâm thông tin-thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội. 
  4. Khảo sát 10 dịch vụ của Trung tâm Tri thức số của ĐHQGHN thực tiễn và định hướng.

    GIẢI KHUYẾN KHÍCH:

  1. Ảnh hưởng của việc trình bày và xử lý thông tin đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử Shopee.
  2. So sánh một số công nghệ và nền tảng áp dụng tại TTS ở thế giới và khả năng áp dụng tại VNU-LIC.
  3. Thực trạng áp dụng công nghệ RPA (OCR) vào quá trình tự động hóa dữ liệu hiện tại VNU, phát triển trung tâm tri thức số.
  4. Dấu chân số của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trên nền tảng mạng xã hội.
  5. Nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường ĐHKHXH&NV.
  6. Hoạt động thư viện lưu động tại tỉnh Điện Biên.
  7. Thẩm định thông tin bằng hệ thống các tiêu chí dựa trên các ưu điểm của các phương pháp hiện hành và phù hợp với hoàn cảnh.
 

    Khép lại một mùa Nghiên cứu Khoa học đầy đổi mới, nhiều sự ứng dụng mới cùng với số lượng sinh viên đăng ký tham gia tăng vọt đã đem lại sự thành công hơn cả hy vọng cho mùa Nghiên cứu năm nay. Cũng từ đấy, mong rằng ở những mùa Nghiên cứu trong tương lai sẽ tiếp nối năm nay và có nhiều bài báo cáo hay hơn nữa!


 

Tác giả bài viết: Lê Hữu Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây