Đứng trên vai người khổng lồ - Hai quy trình để tìm ra câu hỏi nghiên cứu tốt

Thứ bảy - 30/03/2024 21:31
Ngày 29/03/2024, tại phòng Thư viện thực hành, Khoa Thông tin – Thư viện tổ chức buổi Talkshow “Đứng trên vai người khổng lồ - 02 quy trình để tìm ra câu hỏi nghiên cứu” do TS. Phạm Hùng Hiệp - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Chuyển giao Tri thức, Trường Đại học Thành Đô làm diễn giả. Buổi talkshow mở ra cơ hội giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học.
Tham dự buổi talkshow có dự tham dự của diễn giả TS. Phạm Hùng Hiệp - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Chuyển giao Tri thức, Trường Đại học Thành Đô; Ông Trịnh Minh Tuấn - Giám đốc công ty sách Quảng Văn; PGS.TS Đỗ Văn Hùng - Trưởng khoa Thông tin - Thư viện; cùng với sự hiện diện của quý thầy cô từ Khoa Thông tin - Thư viện, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông; các nghiên cứu sinh, học viên cao học của Khoa TT-TV.
 
PGS.TS Đỗ Văn Hùng - Trưởng khoa Thông tin - Thư viện giới thiệu diễn giả, mục đích của buổi talkshow


TS. Phạm Hùng Hiệp hiện đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Chuyển giao Tri thức, Trường Đại học Thành Đô; đồng thời là ủy viên Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội. TS. Hiệp tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan, Trung Quốc. Ông cũng từng là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Đại học Melbourne theo chương trình Endeavour Fellowship của Chính phủ Australia. Hướng nghiên cứu của TS. Hiệp bao gồm đổi mới giáo dục, giáo dục quốc tế và chính sách khoa học. TS. Hiệp đã công bố gần 70 bài báo/chương sách trên các tạp chí/sách được WOS/Scopus chỉ mục. Theo hồ sơ của Scopus, H-index của TS. Hiệp hiện nay là 16. Ông cũng đang là thành viên Ban biên tập/Ban cố vấn của 05 tạp chí được WOS/Scopus chỉ mục.
 
Toàn cảnh talkshow Đứng trên vai người khổng lồ - 02 quy trình để tìm ra câu hỏi nghiên cứu

Tại buổi Talkshow “Đứng trên vai người khổng lồ - 02 quy trình để tìm ra câu hỏi nghiên cứu”, TS. Phạm Hùng Hiệp đã đưa ra một góc nhìn mới trong việc xác định câu hỏi nghiên cứu. Theo đó, thay vì bắt đầu bằng việc quan sát các vấn đề trong thực tiễn rồi đọc tài liệu tổng quan như phương pháp truyền thống, các nhà nghiên cứu nên khởi đầu bằng cách đọc các nguồn tài liệu "kinh điển" - nơi mà các nhà nghiên cứu hàng đầu và các tạp chí uy tín trên thế giới đã tổng kết các vấn đề lớn trong lĩnh vực (VAI NGƯỜI KHỔNG LỒ). Cách tiếp cận này giúp nhà nghiên cứu nắm bắt được các vấn đề quan trọng và lý luận cơ bản, từ đó dễ dàng hơn trong việc định hình mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu phù hợp.
 
TS. Phạm Hùng Hiệp đã đưa ra một góc nhìn mới trong việc xác định câu hỏi nghiên cứu

Sau khi đã nắm vững cơ sở lý thuyết, nhà nghiên cứu sẽ quay lại xem xét bối cảnh nghiên cứu để thu thập dữ liệu thực nghiệm. Qua hai bước này, câu hỏi nghiên cứu được hình thành sẽ dễ được chấp nhận hơn trong cộng đồng học thuật. TS. Phạm Hùng Hiệp cũng đã đưa ra nhiều ví dụ thực tiễn từ trải nghiệm công bố, biên tập và phản biện tại các tạp chí quốc tế để minh họa cho lập luận của mình. Ngoài ra, trong buổi trao đổi, TS. Hiệp cũng đã giới thiệu Phương pháp trắc lượng thư mục để làm tổng quan tài liệu một cách hiệu quả cho một nghiên cứu.
 
Phương pháp trắc lượng thư mục để làm tổng quan tài liệu

Buổi talkshow đã tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ giảng viên và nghiên cứu sinh của Khoa Thông tin - Thư viện, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông.
 
Một số hình ảnh nổi bật trong buổi Talkshow:



image 20240331083104 7



image 20240331083104 6

image 20240331083104 5

Sự kiện này là hoạt động sinh hoạt khoa học thường niên, cũng là cơ hội giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học, góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ giảng viên và NCS, học viên của Khoa Thông tin – Thư viện cũng như đơn vị khác của Nhà trường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây