QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN: Tăng cường hiểu biết và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên trong hoạt động thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam

Thứ tư - 15/07/2020 23:18
Dự án “Tăng cường hiểu biết và sự tham gia của thanh niên thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam – RInfo” do Khoa Thông tin – Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) thực hiện từ tháng 12/2015 – tháng 2/2016. Dự án được tài trợ bởi Đại sứ quán Canada
cover du an RInfo

Tăng cường hiểu biết và sự tham gia của thanh niên thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam – RInfo


 

Dự án “Tăng cường hiểu biết và sự tham gia của thanh niên thúc đẩy quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam – RInfo” do Khoa Thông tin – Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và Nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW) thực hiện từ tháng 12/2015 – tháng 2/2016. Dự án được tài trợ bởi Đại sứ quán Canada

Hoạt động:

  • Tọa đàm về quyền tiếp cận thông tin tại Việt Nam
  • Tập huấn về quyền tiếp cận thông tin cho cán bộ và giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Tập huấn về quyền tiếp cận thông tin cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (bao gồm cả các sinh viên thuộc nhóm yếm thế)
  • Tổ chức cuộc thi truyền thông cho quyền tiếp cận thông tin (các đội thi được tài trợ kinh phí để thực hiện ý tưởng của mình)
  • Thành lập nhóm thanh niên nòng cốt vận động cho quyền tiếp cận thông tin từ các học viên tham gia tập huấn.
  • Xây dựng 01 mô hình cung cấp thông tin dựa trên quyền tại Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  • Tổ chức Ngày hội thông tin: trưng bày các sáng kiến truyền thông và tọa đàm về quyền tiếp cận thông tin, lan tỏa các giá trị về bình đẳng trong tiếp cận thông tin đến cộng đồng

Thông tin tham khảo:

Quyền tiếp cận thông tin là công cụ thúc đẩy sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Quyền tiếp cận thông tin được ghi nhận trong Điều 25 Hiến pháp 2013 là một trong các quyền tự do căn bản. Hiểu được tầm quan trọng của quyền tiếp cận thông tin đối với người dân cũng như tiến trình xây dựng, phát triển đất nước, Quốc hội Việt Nam đã đưa vào thảo luận Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin trong phiên họp tháng 11/2015.

Tiếp cận thông tin (TCTT) là gì ?

TCTT là một quyền con người và được xem là một điều kiện tiên quyết thực thi các quyền con người khác và đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các nhà nước. TCTT tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có khả năng đưa ra các quyết định một cách có hiểu biết cũng như thúc đẩy quản trị tốt và phòng chống tham nhũng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ai tạo ra và nắm giữ thông tin?

Các cơ quan công cộng thuộc tất cả các ngành, các cấp của chính phủ, chính quyền địa phương, các cơ quan dân cử, các cơ quan hoạt động dưới sự ủy nhiệm theo luật định, các doanh nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ hoặc một phần phi chính phủ, các cơ quan pháp, các cơ sở tư nhân thực hiện chức năng công cộng, các tổ chức liên chính phủ

Ai có quyền biết những thông tin đó?

Các cá nhân gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài

Ai/nhóm người nào thường gặp khó khăn khi lấy những thông tin đó?

Những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người nghèo, lao động nhập cư, người bị hạn chế tự do, người mất năng lực hành vi, người không biết đọc và/hoặc không biết viết, người sống ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa…

Nguyên tắc nào cần đảm bảo để những nhóm người này có thông tin?

Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử cần được đảm bảo trong các văn bản pháp luật và thực thi trong thực tế. Các quy định trong luật TCTT cần đảm bảo không có cá nhân nào bị loại trừ khi tiếp cận thông tin.

Những thông tin nào hạn chế cung cấp cho các cá nhân?

Thông tin thuộc bí mật cá nhân, đời sống riêng tư, bí mật gia đình;

  • Thông tin thuộc bí mật kinh doanh;
  • Thông tin thuộc bí mật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

– Thông tin thuộc bí mật nhà nước.

Những tiêu chí nào để cá nhân có thể tiếp cận thông tin?

  • Đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận thông tin
  • Đảm bảo mọi người đều bình đẳng và không bị phân biệt đối xử
  • Đảm bảo thông tin được công khai tối đa
  • Đảm bảo chi phí tiếp cận thông tin phù hợp với khả năng chi trả
  • Đảm bảo các thủ tục đơn giản, dễ thực hiện
  • Đảm bảo thông tin dễ hiểu và có ngôn ngữ phù hợp
  • Đảm bảo có biện pháp cung cấp thông tin linh hoạt. Các biện pháp này phải phù hợp với các cá nhân thuộc các nhóm xã hội khác nhau. Một người thấy cơ chế cung cấp thông tin không phù hợp với mình thì có thể yêu cầu thay đổi cơ chế khác.
  • Có một cơ quan chuyên trách bảo đảm thực thi quyền tiếp cận thông tin. Cơ quan này nên có vị trí độc lập với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan này có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện, giám sát thực thi, giải quyết khiếu nại liên quan đến tiếp cận thông tin mà không có chức năng tư pháp và không làm thay các cơ quan, tổ chứctrong việc cung cấp thông tin.
  • Có cơ chế khiếu kiện/khiếu nại trong trường hợp quyền TCTT không được thực thi đầy đủ.

Facebook của dự án: https://www.facebook.com/events/1536538789992952/

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây