LIB 6021 - Hệ thống thông tin y tế

Thứ bảy - 21/08/2021 03:12
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
---------------------

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ

Medical information system

1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/giảng viên
1.1. Giảng viên 1:
   
Họ và tên: Đỗ Văn Hùng
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Địa điểm làm việc:  Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Địa chỉ liên hệ:       Tầng 4, Nhà A, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04. 38583903, DĐ: 0967101977
Email: dvhung@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị thông tin, Phương pháp nghiên cứu, Thư viện số, Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin - thư viện, Biên mục hiện đại.
1.2. Giảng viên 2:
Họ và tên: Trần Thị Quý
Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS.
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Địa điểm làm việc:  Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn   
Địa chỉ liên hệ:       Tầng 4, Nhà A, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.38583903
Email: tranthiquy@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Tự động hóa hoạt động thông tin-thư viện; Thông tin chuyên biệt (Thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý; Chính sách thông  tin quốc gia; Thông tin KH&CN...); Xử lý thông tin; Phân loại khoa học & phân loại tài liệu; Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin, thư viện.

2. Thông tin chung về môn học
  • Tên môn học: Hệ thống thông tin y tế - Medical information system
  • Mã môn học: LIB 6021
  • Môn học: Tự chọn
  • Số tín chỉ: 2 tín chỉ (30 tiết)
  • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
+ Lên lớp: 22
+ Thảo luận - bài tập: 8
+ Thực hành - thực tập: 0
+ Tự học, tự nghiên cứu: 0
  • Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-8583903
E-Mail: Thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần

3.1. Mục tiêu chung của học phần:
Học phần Hệ thống thông tin y tế nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về hoạt động thông tin y tế và hệ thống thông tin y tế. Cụ thể là: trên cơ sở nắm vững vai trò, đặc trưng của thông tin y tế, hệ thống thông tin y tế trong và ngoài nước, các sản phẩm và dịch vụ thông tin y tế, chiến lược phát triển hệ thống thông tin y tế quốc gia, học viên có thể tham gia thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thông tin y tế tại Việt Nam.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
Về kiến thức:
  • Nắm được khái niệm, thuộc tính, nội dung và phân loại thông tin y tế.
  • Hiểu được nội hàm các thuật ngữ chuyên ngành y tế.
  • Nhận biết được đặc điểm của người dùng tin y tế và nhu cầu tin của họ.
  • Hiểu được cấu trúc tổ chức của các công cụ hỗ trợ xử lý, tổ chức và tìm kiếm thông tin như: bộ từ khóa y học, đề mục chủ đề y học...
  • Nắm được cách thức tổ chức hệ thống thông tin y tế của Việt Nam và trên thế giới.
  • Biết được các sản phẩm và dịch vụ thông tin y tế hiện nay trên thế giới và Việt Nam.
  • Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ y học từ xa.
  • Nắm được tầm quan trọng của liên thông chia sẻ thông tin trong lĩnh vực y tế.
  • Phân tích khó khăn và thuận lợi của hoạt động thông tin y tế Việt Nam.
  • Nắm được các yêu cầu cơ bản để phát triển hệ thống thông tin y tế.
  • Hiểu được tầm quan trọng của công nghệ trong phát triển hệ thống thông tin y tế quốc gia.
  • Hiểu rõ tầm quan trọng của các cơ quan thông tin đầu ngành y trong việc chia sẻ thông tin và phát triển hệ thống thông tin y tế.
  • Đánh giá vai trò của quản lý nhà nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thông tin y tế cấp quốc gia.
Về kỹ năng:
  • Biết cách xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn về phát triển hệ thống thông tin y tế tại một đơn vị.
  • Có khả năng xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin y tế.
  • Biết cách khai thác sản phẩm và dịch vụ thông tin y tế.
  • Biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ xử lý và tìm kiếm thông tin y tế
  • Có khả năng đề xuất các giải pháp chia sẻ nguồn lực thông tin y tế.
  • Biết khảo sát đánh giá nhu cầu tin của người dùng tin y tế.
Về năng lực chuyên môn:
  • Có khả năng nhận thức tốt về vai trò của thông tin y tế trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào hoạt động thực tiễn nghiệp vụ tại đơn vị công tác.
Về thái độ:
  • Tích cực trong việc nghe giảng, tham gia các hoạt động trên lớp học
  • Tự tin trong thảo luận và trình bày các kết quả nghiên cứu
  • Trung thực trong làm bài, không quay cóp, sử dụng bài của người khác.
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần Hệ thống thông tin y tế cung cấp những vấn đề cơ bản về thông tin Y tế và quản lý thông tin y tế. Học phần cung cấp cho học viên khái niệm, đặc trưng, phân loại về thông tin y tế, các thuật ngữ thường dùng trong y học, các công cụ xử lý và tìm kiếm thông tin y tế. Học viên được cung cấp kiến thức về hệ thống thông tin y tế trong và ngoài nước, đặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin y tế. Vai trò hệ thống thông tin y tế và thông tin y dược học trong khám chữa bệnh, vệ sinh phòng dịch,chăm sóc sức khoẻ, công tác dược và trang thiết bị y tế, phục vụ quản lý điều hành, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực. Học viên được tiếp cận và thực hành với các sản phẩm và dịch vụ thông tin y tế hiện có tại Việt Nam. Bên cạnh đó, học viên được trang bị khối kiên thức về quản lý nhà nước về y tế nói chung và thông tin y tế nói riêng, qua nó nắm được chiến lược phát triển hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi

Khi học xong học phần Hệ thống thông tin y học học viên phải nắm được các khái niệm, đặc trưng và phân loại thông tin y tế, đặc điểm người dùng tin y tế, tổ chức hệ thống thông tin y tế, các sản phẩm và dịch vụ thông tin, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thông tin y tế, vấn đề quản lý nhà nước và vai trò của cơ quan đầu ngành của các đơn vị y tế trong việc xây dựng một hệ thống thông tin y tế quốc gia.
5.2. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Những vấn đề chung về hệ thống thông tin y tế
1.1 Khái niệm chung về thông tin y tế
1.1.1. Khái niệm về thông tin y tế
1.1.2. Các thuộc tính và nội dung của thông tin y tế
1.1.3. Phân loại thông tin y tế
1.1.4. Một số thuật ngữ chuyên ngành y tế
1.1.5. Người dùng tin và nhu cầu tin về thông tin y tế
1.2. Các công cụ hỗ trợ xử lý, tổ chức và tìm kiếm thông tin y tế
1.2.1. Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật
1.2.2. Bộ từ khoá y học
1.2.3. Bảng đề mục chủ đề y học - MeSH
1.3. Những vấn đề chung về hệ thống thông tin y tế
1.3.1. Khái niệm về hệ thống thông tin y tế
1.3.2. Vai trò và chức năng của hệ thống thông tin y tế
1.3.3. Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin y tế
1.3.4. Các yêu cầu cơ bản của hệ thông thông tin y tế
Chương 2. Hệ thống thông tin y tế và sản phẩm, dịch vụ thông tin y tế
2.1. Hệ thống thông tin y tế thế giới
2.1.1. Tổ chức y tế thế giới  - WHO
2.1.2. Hệ thống thông tin y tế của Mỹ
2.1.3. Hệ thống thông tin y tế của Anh
2.1.4. Hệ thống thông tin y tế của Úc
2.1.5. Hệ thống thông tin y tế của Cuba
2.2. Hệ thống thông tin y tế Việt Nam
2.2.1. Hệ thống thông tin y tế dân sự
2.2.2. Hệ thống thông tin y học quân sự
2.2.3. Hệ thống thông tin ngành dược
2.2.4. Hệ thống thông tin quản lý y tế - HMIS
2.2.5. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ sở đào tạo y tế
2.3. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin y tế
2.3.1. Cơ sở dữ liệu Medline
2.3.2. Cơ sở dữ liệu PubMed
2.3.3. Website CIMSI - Trang thông tin y dược Việt Nam
2.3.4. Hệ thống thông tin hỗ trợ ra các quyết định lâm sàng
2.3.5. Các họat động cung cấp thông tin y tế cho cộng đồng
2.4. Phát triển thông tin y tế từ xa - Telemedicine
2.4.1. Tổng quan về y tế từ xa
2.4.2. Các chuẩn ứng dụng trong y tế từ xa
2.4.3. Định hướng phát triển y học từ xa tại Việt Nam
2.4.4. Tổ chức mạng HIS tại các bệnh viện.
2.4.5. Nghiên cứu ứng dụng y học từ xa
2.4.6. Nghiên cứu xây dựng mạng chăm sóc sức khỏe từ xa
2.4.7. Khai thác các dự án và cơ hội nghiên cứu thử
Chương 3. Chiến lược phát triển hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam
3.1. Các điều kiện để phát triển hệ thống thông tin y tế
3.1.1. Hạ tầng công nghệ thông tin
3.1.2. Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin y tế
3.1.3. Chuẩn hóa hoạt động thông tin y tế
3.2. Hợp tác chia sẻ thông tin y tế quốc gia
3.2.1. Hợp tác chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong ngành y tế
3.2.2. Hợp tác với các cơ quan thông tin y tế thế giới
3.2.3. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thông tin y tế quốc gia
3.2.4. Xây dựng cơ chế liên thông chia sẻ thông tin giữa các đơn vị tham gia hệ thống
3.4. Vài trò của nhà nước và các đơn vị đầu ngành y tế
3.4.1. Vai trò của các trung tâm thông tin y tế đầu ngành
3.4.2. Vài trò của quản lý nhà nước
6. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học

 
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina-Bài tập Thực hành - Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Chương 1 8 2     10
Chương 2 10 4     14
Chương 3 4 2     6
Tổng 22 8     30

7. Học liệu                                                              
7.1. Học liệu bắt buộc
  1. Đỗ Văn Hùng (2013). Tập bài giảng Hệ thống thôn tin y tế. Khoa TTTV
  2. Winter, Alfred et al. (2011). Health information systems: architectures and strategies. E-book version. 2nd ed. Springer
7.2. Học liệu tham khảo thêm
  1. Bộ Y tế (2006). Tổ chức, quản lý y tế và chính sách y tế. H. :Y học, 391 tr.
  2. Belov, O. and Belova, I. (2010). Distributed Medical Information System. 10th International Special Topic Conference of the European Federation for Medical Informatics (EFMI STC 2010).      Conference Paper.
  3. Lê Ngọc Trọng (2002). Công nghệ thông tin y tế, thách thức và triển vọng. Tạp chí Thông tin Y dược, Số 4,  trang 1-2.
  4. Nguyễn Duy Dũng (1997). Đổi mới hệ thống thông tin thư viện y học - Bộ Y tế. Luận văn cao học.
  5. Nguyễn Tuấn Khoa (2002). Một số ý kiến về Thư viện điện tử và hiện đại hoá các thư viện y học của nước ta hiện nay. Tạp chí Thông tin Y dược,Số 11, trang 7-9.
  6. Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Hoàng Phương (2001). Tầm quan trọng của công nghệ thông tin Y tế. Tạp chí Thông tin Y dược, 2001, Số 9,  trang 1-2.
  7. The Nelson Mail (2012). Health information sharing. Nelson: Fairfax Media : Fairfax New Zealand Limited.
  8.  Vũ Công Lập (2001). Y học Từ xa, đại cương và những bước khởi đầu. Tạp chí Thông tin Trang thiết bị Y tế, , Số 1, Trang 5-8.
  9. Wager, K., Lee, F.W., and Glaser, J. (2005). Managing health care information systems: a practical approach for health care executives. E-book version, 1st ed. Jossey-Bass
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
1 Kiểm tra tính chuyên cần, thái độ học tập của học viên.
Học viên không được bỏ học quá thời gian cho phép của nhà trường, thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập, nộp bài đúng hạn.
Điểm danh, ghi nhận tham gia hoạt động của học viên trên lớp.
10% Cá nhân

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì
 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
2 Kiểm tra và đánh giá lại các kiến thức đã học của 7 tuần đầu, giúp học viên điều chỉnh phương pháp học để đạt kết quả tốt nhất.
Tự giác trong việc làm bài tập cá nhân và nhóm, không sao chép, nộp bài đúng hạn. Bài làm thể hiện được tính logic trong biện luận và hiểu biết của sinh viên về nội dung đã học.
Làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thảo luận trên lớp.
30% Cá nhân

8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần
 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
3 Kiểm tra và đánh giá toàn bộ các kiến thức và kỹ năng của học viên về học phần đã học trong 15 tuần.
Không đạo văn, nộp bài đúng hạn. Bài làm thể hiện được tính logic trong biện luận và hiểu biết của học viên về nội dung đã học.
Thi hết môn, thi vấn đáp hoặc làm bài luận.
60% Cá nhân

8.4. Lịch thi, kiểm tra
  • Theo quy định của cơ sở đào tạo

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây