CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

Thứ ba - 04/10/2022 05:54

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH: THÔNG TIN THƯ VIỆN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC THÔNG TIN – THƯ VIỆN
ĐỊNH HƯỚNG: NGHIÊN CỨU
MÃ SỐ: 8320201.01
(Ban hành theo Quyết định số          /QĐ-ĐHQGHN, ngày       tháng       năm 2018
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.   Một số thông tin về chương trình đào tạo
Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Khoa học Thông tin - Thư viện
+ Tiếng Anh: Library and Information Science
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 8320201.01
  • Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Thông tin thư viện
+ Tiếng Anh: Library and Information
Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 02 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Thông tin học
+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Information Science

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.   Mục tiêu của chương trình đào tạo (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể)
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Thông tin – Thư viện trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học một cách đầy đủ, cập nhật về Khoa học Thông tin – Thư viện để sau khi ra trường, họ trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn nhân lực này nắm vững lý luận và nắm chắc lý thuyết của ngành. Họ có trình độ cao về thực hành, có khả năng tốt và sáng tạo khi làm việc độc lập. Có năng lực phát hiện nhanh và giải quyết một cách khoa học những vấn đề thuộc chuyên ngành đã được đào tạo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thông tin học có mục tiêu cụ thể là trang bị cho người học có được kiến thức, kỹ năng, năng lực và khả năng nghiên cứu sau khi tốt nghiệp như sau:
2.2.1. Về kiến thức:
 Trang bị cho người học lý luận, lý thuyết và kỹ thuật nghiệp vụ cốt lõi của khoa học Thông tin - Thư viện hiện đại trong việc lựa chọn, thu thập, bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin; Xử lý, phân tích, tổng hợp, lưu giữ, bảo quản, tổ chức tạo dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện hiện đại. Trang bị kiến thức và phương pháp đánh giá thực trạng hoạt động của đơn vị và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Trang bị cho học viên kiến thức về các phần mềm quản lý cơ quan thông tin, thư viện hiện đại và biết cách đánh giá chất lượng các phần mềm, cũng như phương pháp phát hiện, lựa chọn triển khai nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp và phương pháp nghiên cứu khoa học Thông tin - Thư viện.
2.2.2. Về kỹ năng:
Trang bị cho người học các kỹ năng tác nghiệp trong việc phát triển nguồn lực thông tin, biên mục, xử lý nội dung, tổ chức lưu giữ, bảo quản, thiết kế xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện hiện đại để phục vụ cho các đối tượng người dùng tin khác nhau. Đồng thời, sẽ trang bị cho người học các kỹ năng trong việc so sánh các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin chuyên biệt, kỹ năng trong quản lý, chỉ đạo, ra quyết định giải quyết vấn đề nhanh chóng; kỹ năng trong đánh giá và tổ chức nghiên cứu, giảng dạy ngành Thông tin học.
2.2.3. Về năng lực:
Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học đủ tự tin đảm nhiệm tốt các công việc ở tất cả các vị trí trong các cơ quan thông tin, thư viện một cách chủ động: Có khả năng định hướng hoạt động cho tất cả các loại hình cơ quan thông tin, thư viện theo hướng hiện đại: phân tích, thiết kế hệ thống, xác định được chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý theo mô hình tự động hóa. Đủ khả năng để chia sẻ, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong lĩnh vực chuyên môn. Có khả năng giảng dạy tốt ngành Thông tin học trong các trường đại học, cao đẳng.
2.2.4.Về nghiên cứu:
Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người học phương pháp tư duy khoa học; Phương pháp nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện. Biết cách lựa chọn vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn. Biết đánh giá thành tựu mới tiên tiến của khoa học Thông tin - Thư vện trên thế giới để ứng dụng vào Việt Nam cho phù hợp. Trang bị đầy đủ kiến thức để có thể định hướng nghiên cứu của ngành phù hợp với những vấn đề thuộc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp thông tin - thư viện nói riêng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.2.5.Về phẩm chất đạo đức
Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân, cầu thị và có ý thức vươn lên, có trách nhiệm trong công việc, chủ động, độc lập và sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật và biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ; luôn suy nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu tổ chức khoa học và kiểm soát hiệu quả các hoạt động thông tin - thư viện vì sự phát triển chung của đơn vị.
3. Thông tin tuyển sinh
3.1. Môn thi tuyển sinh
  • Môn thi Cơ bản: Thư viện học đại cương
  • Môn thi Cơ sở: Thông tin học Đại cương
-   Môn Ngoại ngữ: chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
          Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Thông tin học, chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện phải có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


3.2.1. Về văn bằng
          - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (Thông tin học) ngành phù hợp với ngành Thông tin học như: Khoa học Thư viện;
          - Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Thông tin học, đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với văn bằng tốt nghiệp đại học ngành Thông tin học: Lưu trữ học; Lịch sử; Bảo tàng học; Xuất bản; Báo chí, Truyền thông quốc tế; Quan hệ công chúng; Văn hóa học; Quản lý văn hóa; Quản trị văn phòng; Hệ thống thông tin quản lý; Khoa học quản lý.
3.2.2. Về kinh nghiệm công tác
+ Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi và có kết quả xếp loại từ khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp;
+ Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi nhưng có kết quả xếp loại trung bình, phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi);
+ Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần: có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực thông tin - thư viện (kể cả người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên) và phải học qua một chương trình bổ túc kiến thức do Trường Đại học KHXH&NV quy định (24 tín chỉ).
3.3. Danh mục ngành phù hợp và ngành gần với ngành cho phép đào tạo
3.3.1. Ngành phù hợp
Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi có cùng tên trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% cả về nội dung và thời lượng học tập của khối kiến thức ngành (tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành).
Số TT Tên ngành Ghi chú
1 Khoa học Thư viện  


3.3.2. Ngành gần
Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành gần với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục, đào tạo Việt Nam cấp III (trừ trường hợp đã được quy định tại Khoản 1 Điều này) hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% cả về nội dung và thời lượng học tập của khối kiến thức ngành (tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành).
Các ngành cụ thể như:
Số TT Tên ngành Ghi chú
1. Lưu trữ học  
2. Lịch sử  
3. Bảo tàng học  
4. Xuất bản  
5. Báo chí  
6. Quan hệ công chúng  
7. Văn hóa học  
8. Quản lý văn hóa  
9. Quản trị văn phòng  
10. Truyền thông quốc tế  
11. Hệ thống thông tin quản lý  
12. Khoa học quản lý  
 
 

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức cho đối tượng đã tốt nghiệp ngành gần:
TT Học phần Số tín chỉ
1 Thông tin học đại cương 2
2 Thư viện học đại cương 2
3 Phát triển nguồn lực thông tin 2
4 Biên mục mô tả 2
5 Phân loại tài liệu 2
6 Định chủ đề và định từ khóa 2
7 Tóm tắt, chú giải, tổng luận tài liệu 2
8 Tổ chức và bảo quản tài liệu 2
9 Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện 2
10 Phần mềm quản trị thông tin, thư viện 2
11 Tổ chức và quản lý cơ quan thông tin, thư viện 2
12 Bộ máy Tra cứu tìm tin 2
Tổng số: 24
 
 
 
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Về kiến thức
- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
- Nắm vững thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội & nhân văn; Có năng lực tư duy khoa học cao; Luôn tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ nói chung và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, chuyên môn nói riêng;
- Nắm vững lý luận của ngành Thông tin học hiện đại trong việc quản trị thông tin từ đối tượng nghiên cứu; Hệ thống các khái niệm, phạm trù; Hệ phương pháp nghiên cứu; Vai trò lịch sử và tính ứng dụng thực tiễn hiện nay;
- Nắm chắc lý thuyết, kỹ thuật, công nghệ nghiệp vụ mới của nhóm chuyên ngành Thông tin-Thư viện hiện đại trong việc quản trị thông tin;
- Nắm vững mối quan hệ chặt chẽ của ngành Thông tin học hiện đại với các ngành khoa học khác như Lý thuyết thông tin, Công nghệ thông tin và Truyền thông .... trong việc quản trị thông tin;
- Hiểu sâu nội dung nền tảng, cốt lõi của ngành Thông tin học hiện đại đang phát triển ở các nước tiên tiên trên thế giới. Biết phân tích, đánh giá và vận dụng những tri thức đó vào hoạt động thực tiễn ở trong nước nhằm phát triển sự nghiệp Thông tin - Thư viện Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thế giới và phát triển bền vững;
- Nắm vững lý luận và lý thuyết chuyên ngành của Thông tin học và Khoa học thư viện:
+ Biết cách phân biệt, phân tích nhu cầu tin của từng đối tượng người dùng tin khác nhau (người dùng thông tin khoa học & công nghệ và người dùng thông tin đại chúng);
+ Nắm vững chính sách quốc gia về phát triển Thông tin khoa học & công nghệ và Thông tin đại chúng. Biết cách xây dựng chính sách thông tin, đánh giá chính sách thông tin ở các quy mô khác nhau (quốc tế, quốc gia, tổ chức cơ quan thông tin, thư viện...);
+ Nắm vững quy trình và các mô hình tổ chức, quản lý hoạt động cho từng loại hình cơ quan thông tin, thư viện (truyền thống và hiện đại) phù hợp với từng loại đối tượng người dùng Thông tin đại chúng hay Thông tin khoa học & công nghệ; Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi lĩnh vực hay nhà chính trị, doanh nghiệp...; Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hay học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh; Người dùng tin bình thường hay khuyết tật...;
+ Nắm vững quy trình, nội dung phát triển nguồn lực thông tin, xử lý, bao gói thông tin tạo dựng các sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin truyền thống và hiện đại. Hiểu rõ phương pháp, kỹ thuật tổ chức, bảo quản, tiếp thị, phân phối thông tin/ tài liệu truyền thống và hiện đại đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin cho người dùng tin;
+ Hiểu rõ yêu cầu và nội dung xây dựng các Đề án, Dự án, Chương trình cho một lĩnh vực của ngành hoặc một cơ quan thông tin, thư viện hiện đại;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các k năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Đề tài luận văn là một vấn đề về khoa học và được hội đồng khoa học và đào tạo thông qua, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả và chưa công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác thì phải được trích dẫn tường minh. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề và chứng tỏ được tác giả biết vận dụng phương pháp nghiên cứu được trang bị; Luận văn có khối lượng khoảng 70 trang A4 nhưng không quá 120 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản tóm tắt luận văn có khối lượng khoảng từ 3 đến 5 trang (300 đến 500 chữ) trình bày những nội dung cơ bản và đóng góp quan trọng nhất của luận văn
1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.
2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng chuyên môn
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
- Thành thạo, chuyên nghiệp trong việc tiếp cận và thực hiện các vấn đề nghiệp vụ chuyên môn như phát triển nguồn tin, xử lý, tổ chức, bảo quản và phân phối thông tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại. Biết cách đánh giá, so sánh các công nghệ, kỹ thuật nghiệp vụ mới;
- Nhanh nhạy trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề của nghề thông tin-thư viện phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam trong từng giai đoạn cách mạng;
- Biết cách lựa chọn và triển khai tốt kết quả nghiên cứu vào thực tiễn và phát triển mọi nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) để tổ chức hoạt động TT-TV có hiệu quả.
2.2. Kĩ năng bổ trợ
-  Kỹ năng cá nhân: Chuyên nghiệp cao trong giao tiếp, đàm phán, hợp tác, thuyết trình phân tích vấn đề logic và làm việc nhóm. Thành thạo trong thuyết trình, nắm bắt nhu cầu, kích thích nhu cầu người dùng tin. Thành thạo trong việc tổ chức hội nghị khoa học và hội nghị bạn đọc. Có kỹ năng làm việc độc lập, phản biện độc lập, kiểm soát được bản thân. Sử dụng máy tính và các phần mềm quản trị TT-TV thành thạo;
- Kỹ năng làm việc nhóm: Luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên. Tích cực phản biện, thảo luận và có khả năng thuyết phục thành viên. Sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ, chung sức thực hiện kế hoạch;
- Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ.
  1. Chuẩn về phẩm chất đạo đức:
3.1. Trách nhiệm công dân
- Đảm bảo các chuẩn mực xã hội;
     -  Thật thà, trung thực, nhân ái, tình nghĩa, uy tín, vì cộng đồng.
3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
- Thực hiện tốt các quy định quốc tế, của Nhà nước, của ngành;.
- Yêu nghề. Có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận khi tác nghiệp;
- Khiêm tốn;
- Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt khi được phân công;
- Biết cách báo cáo và đề xuất các nhiệm vụ tiếp theo;
- Có ý thức tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ;
     - Chú trọng nghiên cứu khoa học, đảm bảo tính mới, ứng dụng và thực tiễn cao;
Có ý thức rèn luyện sức khỏe để phục vụ nhân dân.
3.3. Thái độ tích cực, yêu nghề
- Có phẩm chất chính trị cao;
Thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Sẵn sàng phục vụ nhân dân nâng cao trình độ, nhận thức chính trị và năng lực tiếp nhận thông tin cho nhân dân.
  1. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc trong các cơ quan thông tin, thư viện của các bộ, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp... trên từng vị trí công tác: Xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin; Xử lý, bao gói thông tin để tạo dựng các sản phẩm & dịch vụ thông tin; Tổ chức lưu giữ, bảo quản và phục vụ thông tin theo phương thức truyền thống và hiện đại. Thành thạo trong việc cài đặt và sử dụng các phần mềm ứng dụng. Tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động khác của đơn vị công tác;
- Có thể làm việc tại các vị trí khác của các cơ quan khác: Công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ tài liệu; Các nhà xuất bản; Các cơ sở giáo dục & đào tạo; Cơ quan quản lý Nhà nước; Viện nghiên cứu KH&CN; Các cơ quan báo chí, truyền thông; Các cơ quan quản lý văn hóa; Thống kê KH&CN; Các cơ quan an ninh, quốc phòng...;
-  Có khả năng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo đại học của ngành: trình độ đại học và cao đẳng.
  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng tự tìm tòi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn tại cơ quan, tổ chức;
- Có khả năng tự học tập, tự nghiên cứu về các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến thông tin-thư viện;
- Có cơ hội học lên ở bậc cao hơn (tiến sĩ) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực thông tin - thư viện để trở thành các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực được đào tạo.
  1. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo.
6.1. Chương trình đào tạo về Khoa học Thông tin – Thư viện của Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Tổng hợp Montreal, Canada
- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành), tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
+ Chương trình:                              Khoa học Thông tin - Thư viện
+ Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:  Thạc sỹ Khoa học Thông tin - Thư viện
- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Trường Đại học Tổng hợp Montreal, Canada
- Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành/chuyên ngành đào tạo:  138/200 (theo WUR 2011-2011).
6.2. Chương trình đào tạo về Khoa học Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Bang Florida (Florida State University),  Mỹ
- Tên chương trình (tên ngành/chuyên ngành), tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
+ Chương trình:      Khoa học Thông tin – Thư viện
+ Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp: Thạc sỹ Khoa học Thông tin – Thư viện
- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Bang Florida (Florida State University), Mỹ.
- Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành/chuyên ngành đào tạo: nằm trong top 200 trường đại học tốt nhất thế giới (đứng thứ 68/200) (http://slis.fsu.edu/Graduate-Program/Master-of-Science-Degree).
 
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:                 60 tín chỉ, trong đó:
-     Khối kiến thức chung (bắt buộc):                         04 tín chỉ
-     Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:               36 tín chỉ
      + Bắt buộc:                                                        16 tín chỉ
      + Tự chọn:                                                        20 tín chỉ/ 48 tín chỉ
-     Luận văn thạc sĩ:                                               20 tín chỉ
 
2. Khung chương trình
 

TT


học phần
 
Tên học phần Số
tín chỉ
Số giờ tín chỉ Mã số
các học phần
tiên quyết
Lí thuyết Thực hành Tự học
I   Khối kiến thức chung 4        
  1.  
PHI 5002 Triết học
Philosophy
4 60 0 0  
  1.  
Ngoại ngữ cơ bản
General Foreign Language
(*) 30 30 0  
ENG 5001 Tiếng Anh cơ bản
General English
       
RUS 5001 Tiếng Nga cơ bản
General Russian
       
CHI 5001 Tiếng Trung cơ bản
General Chinese
       
FRE 5001 Tiếng Pháp cơ bản
General French
       
GER
5001
Tiếng Đức cơ bản
General German
       
II   Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành 36        
II.1.   Các học phần bắt buộc 16        
  1.  
LIB 6002 Thông tin học nâng cao
Advance Information Studies
02 21 09 00  
  1.  
LIB 6044 Tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin
Information synthesization, analysis and evaluation
02 20 10 00  
  1.  
LIB 6012 Tổ chức và quản lý cơ quan thông tin - thư viện hiện đại
Organization and management of modern  library and information centres
02 20 10 00  
  1.  
LIB 6036 Tra cứu tin và tìm tin trực tuyến
Information Searching & Online Information Retrieval
02 10 20 00  
  1.  
LIB 6042 Quản trị dự án thông tin, thư viện 02 18 12 00  
  1.  
LIB 6035 Thư viện số và công nghệ nội dung
Digital libraries and Content technology
03 25 20 00  
  1.  
LIB 6024 Phương pháp nghiên cứu khoa học thông tin - thư viện
Research method in Information and Library science
03 30 15 00  
II.2.   Các học phần tự chọn 20/48        
  1.  
LIB 6050 Phát triển, lưu trữ và bảo quản nguồn thông tin số 03 30 15 00  
  1.  
LIB 6049 Đánh giá sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện
Evaluating Infomation Products and Services
03 30 15    
  1.  
LIB 6043 Lý luận thư viện hiện đại
Theory of modern libarary
02 20 10    
  1.  
LIB 6005 Phân loại khoa học và phân loại tài liệu
Scientific and documentary classification
02 24 06    
  1.  
LIB 6011 Quản lý sự nghiệp thông tin - thư viện
Information development and management
02 22 08    
  1.  
LIB 6013 Chuẩn hóa hoạt động thông tin - thư viện
Library and information standard
02 24 06    
  1.  
LIB 6022 Quản trị tri thức
Knowledge management
02 22 08    
  1.  
LIB 6025 Lịch sử sách và thư viện nâng cao
Advance History of Books and Library
02 22 08    
  1.  
LIB 6029 Đánh giá phần mềm quản trị thông tin-thư viện
Evaluation for library and information mamagement software
02 18 12    
  1.  
LIB 6030 Chính sách và chiến lược thông tin quốc gia
Policy and strategy of national information
02 20 10    
  1.  
LIB 6031 Liên thông thư viện
Inter-library
02 24 08    
  1.  
LIB 6032 Thống kê thông tin khoa học & công nghệ
Science technology statistics informstion
02 22 08    
  1.  
LIB 6033 Cổng cơ quan thông tin-thư viện hiện đại
Modern library and information portal
02 20 10    
  1.  
LIB 6034 Quản trị nhân lực thông tin – thư viện
Human resouce management in library and information
02 22 08    
  1.  
LIB 6037 Người dùng tin trong môi trường thư viện số
Information user in digital age
02 20 10    
  1.  
LIB 6020 Hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo
Education and Training information system
02 22 08    
  1.  
LIB 6038 Hệ thống thông tin khoa học xã hội và văn hóa nghệ thuật
Social science and culture & art information system
02 10 10    
  1.  
LIB 6039 Hệ thống thông tin tình báo cạnh tranh phục vụ doanh nghiệp
Conpetitive intelligence for for enterprises system
02 24 06    
  1.  
LIB 6017 Hệ thống thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý
Information system for leaders and managers
02 22 08    
  1.  
LIB 6021 Hệ thống thông tin Y tế
Medical information system
02 22 08    
  1.  
LIB 6040 Hệ thống thông tin nông nghiệp
Agricultural information system
02 22 08    
  1.  
LIB 6041 Truyền thông đa phương tiện trong TT-TV
Multimedia communication in Information and Library
02 22 08    
  1.  
LIB 6046 Tếng Anh chuyên ngành thông tin – thư viện 02 22 08    
III LIT 7201 Luận văn thạc sĩ
Thesis
20 00 00 300  
    Tổng cộng 60        

Ghi chú: (*) Học phần ngoại ngữ cơ bản là học phần điều kiện, có khối lượng 04 tín chỉ, được tổ chức đào tạo chung trong toàn ĐHQGHN cho các học viên có nhu cầu và được đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Kết quả đánh giá học phần ngoại ngữ không tính trong điểm trung bình chung tích lũy nhưng vẫn tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây