LIB 6028 - Tra cứu và tìm tin trực tuyến
TT-TV
2021-08-20T21:14:45-04:00
2021-08-20T21:14:45-04:00
http://flis.ussh.edu.vn/vi/academy/thac-si-dinh-huong-nghien-cuu/tra-cuu-va-tim-tin-truc-tuyen-33.html
/themes/default/images/no_image.gif
Khoa Thông tin - Thư viện (Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN)
http://flis.ussh.edu.vn/uploads/logo-new.png
Thứ sáu - 20/08/2021 04:54
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XH&NV
KHOA THÔNG TIN - THƯ VIỆN
-----------------------
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
Information Searching & Online Information Retrieval
1. Thông tin về giảng viên
1.1. Giảng viên 1
Họ và tên: Đặng Xuân Chế
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sỹ
Địa điểm làm việc: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
Bộ Khoa học và Công nghệ
Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia
24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Điện thoại: 04-9349923;
Email: dxche@VISTA.Gov.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Tổ chức và hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, lưu trữ và tìm tin, phát triển nguồn tin.
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Cao Minh Kiểm
Chức danh, học vị, học hàm: Phó Giám đốc Trung tâm, Thạc sỹ
Thời gian làm việc: từ 7:30 đến 16:30A, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Điện thoại: (04)-9349491 (CQ), 6407527 (NR), 0913091936 (Mob)
Email: kiemcm@vista.gov.vn; caominhkiem@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: biên mục hiện đại, thư viện số; Truy cập mở; Chính sách thông tin
1.3. Giảng viên 3
Họ và tên: Nguyễn Viết Nghĩa
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Nghiên cứu viên chính
Địa điểm làm việc: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Địa chỉ liên hệ: 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Điện thoại: 04. 9349115, 097 737 7890
Email: nvnghia@vista.gov.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học; Tự động hóa công tác thông tin thư viện, Nguồn thông tin, Hệ thống thông tin, Trắc lượng thông tin.
2. Thông tin chung về học phần
- Tên môn học : Tra cứu tin và tìm tin trực tuyến
- Mã môn học: LIB 6028
- Môn học: bắt buộc
- Số tín chỉ: 02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lên lớp : 30 (Lý thuyết: 20, Bài tập: 6; Thảo luận: 4)
+ Thực hành: 0
+ Tự học : 0
- Địa chỉ khoa / Bộ môn phụ trách môn học:
Khoa Thông tin - Thư viện; Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn -
ĐHQGHN. Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại / Fax : 04-8583903
Email : thongtinthuvien@gmail.com
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần:
3.1 Mục tiêu chung của học phần:
Kết thúc học phần, học viên phải nắm được lý thuyết cũng như thành thạo trong tìm tin, tra cứu tin, nắm vững quá trình tra cứu tin. Nhận thức đúng đựoc vai trò của tra cứu tin trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như xu thế phát triển của hoạt động tra cứu tin và tổ chức công tác tra cứu tin tại các cơ quan thông tin - thư viện ở Việt Nam.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức
- Nắm được khái niệm cơ bản về tra cứu tin, quá trình tra cứu tin và lý thuyết tìm tin.
- Phân tích được vai trò của hoạt động tra cứu tin trong dây chuyền hoạt động thông tin - tư liệu. .
- Nắm vững các nguyên lý chủ yếu của lý thuyết tìm tin và các bước cơ bản của quá trình tra cứu tin.
- Nắm vững và vận dụng được kiến thức tổng hợp trong tổ chức hoạt động tra cứu tin tại các cơ quan Thông tin - Thư viện.
- Nhìn nhận được định hướng phát triển của hoạt động tra cứu tin trong các cơ quan thông tin - thư viện ở Việt Nam trong xu hướng phát triển chung của ngành Thông tin - Thư viện.
3.2.2. Về kỹ năng
- Vận dụng kiến thức của môn học vào thực tế hoạt động thông tin - thư viện, đặc biệt trong việc tổ chức hoạt động tra cứu tin, tổ chức khai thác, phục vụ thông tin trên cơ sở các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các cơ quan thông tin - thư viện trong nước và nước ngoài, đặc biệt khả năng tìm kiếm thông tin qua mạng. - Có khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả tổ chức và hoạt động của cơ quan / hệ thống thông tin-thư viện cụ thể.
- Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức theo mục đích cụ thể.
- Có kỹ năng làm việc nhóm và khả năng thuyết trình vấn đề trước đám đông.
3.2.3. Về thái độ
- Có tinh thần say mê, tích cực, chủ động trong học tập, hướng đến những phát triển mới của ngành thông tin, thư viện vào thực tiễn.
- Tự tin vào khả năng áp dụng những kiến thức mới vào hoạt động thực tiễn.
4. Tóm tắt nội dung học phần
Trang bị kiến thức lý luận cơ bản về lý thuyết tìm tin, nội dung các khái niệm tìm tin, tra cứu tin, quá trình tra cứu tin; Vai trò của tra cứu tin trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin; Quá trình tra cứu tin và các bước cơ bản của nó; Tra cứu tin trực tuyến và các thành phần của công nghiệp thông tin trực tuyến; Xu thế phát triển của hoạt động tra cứu tin và tổ chức công tác tra cứu tin tại các cơ quan thông tin - thư viện ở Việt Nam.
5. Nội dung chi tiết học phần
5.1. Nội dung cốt lõi (Học viên phải biết)
Học viên phải nắm được kiến thức lý luận cơ bản về lý thuyết tìm tin, nội dung các khái niệm tìm tin, tra cứu tin, quá trình tra cứu tin; Vai trò của tra cứu tin trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin; Quá trình tra cứu tin và các bước cơ bản của nó; Tra cứu tin trực tuyến và các thành phần của công nghiệp thông tin trực tuyến; Xu thế phát triển của hoạt động tra cứu tin và tổ chức công tác tra cứu tin tại các cơ quan thông tin - thư viện ở Việt Nam.
5.2. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TRA CỨU TIN
1.1. Những vấn đề chung về công tác tra cứu tin
1.1.1. Các khái niệm
1.1.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình tra cứu tin
1.2. Vai trò của tra cứu tin và định hướng phát triển
1.2.1. Vai trò-vị trí của tra cứu tin trong dây chuyền hoạt động Thông tin-Thư viện
1.2.2. Công tác tra cứu tin trong bối cảnh mới
Chương 2. QUÁ TRÌNH TRA CỨU TIN
2.1. Quá trình tra cứu tin
2.1.1. Các bước cơ bản của quá trình tìm tin
2.1.2. Tra cứu tin thủ công
2.1.3. Tra cứu tin tự động hóa
2.2. Phân tích, nhận dạng yêu cầu tin
2.2.1. Khái quát về yêu cầu tra cứu tin
2.2.2. Phân loại yêu cầu tra cứu tin
2.2.3. Nhận dạng yêu cầu tra cứu tin
2.2.4. Tổng hợp kết quả nhận dạng yêu cầu tra cứu tin
2.3. Nguồn tin và công cụ tra cứu tin
2.3.1. Khái luận về nguồn tin
2.3.2. Nguồn tin và công cụ phục vụ tra cứu tin
2.3.3. Xu hướng phát triển của nguồn tin và công cụ tra cứu
Chương 3. TRA CỨU TRỰC TUYẾN
3.1. Tra cứu tin trực tuyến
3.2. Các giai đoạn phát triển
3.3. Các thành phần của công nghiệp thông tin trực tuyến
Chương 4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC TRA CỨU TIN TẠI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN - THƯ VIỆN
4.1. Xu thế phát triển công tác tra cứu tin
4.1.1. Tài liệu tra cứu và công cụ tra cứu
4.1.2. Tác động của công nghệ thông tin đến công tác tra cứu tin
4.2. Dây chuyền công nghệ công tác tra cứu tin tại cơ quan Thông tin-Thư viện
4.2.1. Dây chuyền công nghệ Tra cứu tin
4.2.2. Các hình thức tổ chức công tác tra cứu tin tại các cơ quan Thông tin-Thư viện
4.3. Tổ chức công tác tra cứu tin và tìm tin trực tuyến tại các cơ quan Thông tin-Thư viện ở Việt Nam
6. Lịch trinh và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung |
Hình thức tổ chức dạy và học |
Tổng |
Lý
thuyết |
Cemina - Bài tập |
Thực hành thực tập |
Tự học, tự nghiên cứu |
Chương 1 |
2 |
2 |
2 |
|
6 |
Chương 2 |
4 |
2 |
3 |
|
9 |
Chương 3 |
3 |
2 |
2 |
|
7 |
Chương 4 |
3 |
2 |
3 |
|
8 |
Tổng |
12 |
08 |
10 |
|
30 |
7. Học liệu tham khảo
7.1 Học liệu bắt buộc
- Bài giảng “Tra cứu tin và tìm tin trực tuyến”
- William A. Katz. Introduction to Reference Work. 7th ed.- New York, 1997
- Claire Guinchat, Michel Menou. General Introduction to the techniques of Information and documentation work.- Paris: UNESCO, 1983.
- Handbook of Special Libraries and Information. Work 7-th. Ed.- London: ASLIB, 1997.- 113, 114, 223-241.
- Pauline Atherton. Handbook for Information System, and Services.- Paris: UNESCO, 1983.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
- Đoàn Phan Tân. Thông tin học đại cương.-H.: Nxb ĐHQG, 2000
- Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện.-H.: Nxb Văn hóa, 2000
- Trần Mạnh Tuấn. Sản phẩm và dịch vụ thông tin.-H.: Trung tâm TTTL KHCNQG, 1998
- Nguyễn Hữu Hùng. Thông tin học: Từ lý luận đến thực tiễn.- H.: 2005
- Tài liệu điện tử: http:// www.wikipedia.org
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: 10%
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
+ Tham gia đầy đủ các buổi nghe giảng lý thuyết
+ Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
+ Làm bài tập (cá nhân và nhóm) và nộp đúng hạn
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia tích cực các buổi thảo luận trên lớp.
8.2. Kiểm tra giữa kỳ: 30%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.3. Kiểm tra cuối kỳ: 60%
- Hình thức: Viết, vấn đáp hoặc làm tiểu luận
8.4. Lịch thi, kiểm tra (theo quy định)