LIB 6044 - Tổng hợp phân tích và đánh giá thông tin

Thứ sáu - 20/08/2021 04:37
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: THÔNG TIN - THƯ VIỆN
---------------------------


ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TỔNG HỢP PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN

Information synthesization, analysis and evaluation

1. Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/ giảng viên
1.1. Giảng viên 1
Họ và tên: Nguyễn Thu Thảo
Chức danh, học hàm, học vị: TS
Thời gian làm việc: Các ngày trong tuần
Địa chỉ liên hệ:       số 4, ngách 532/23 Ngọc Thụy, Q Long Biên, Hà Nội
Điện thoại:              0912151953
Email:                              nthuthao@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính: Quản trị thông tin; Hệ thống thông tin; Các ngôn ngữ tư liệu.
1.2. Giảng viên 2
Họ và tên: Trần Thị Quý
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
Điện thoại: NR: 04/7660016, CQ: 04/8583903,  DĐ: 09 13525419
Email: tranthiquy@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính: Thông tin học, xử lý thông tin, phân loại khoa học & phân loại tài liệu; phương pháp nghiên cứu khoa học Thông tin-Thư viện, lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện.
1.3. Giảng viên 3
- Họ và tên: Trần Thị Quý
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS,TS.
- Thời gian làm việc: các ngày trong tuần.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội.
- Điện thoại: NR: 04/7660016, CQ: 04/8583903,  DĐ: 09 13525419
Email: tranthiquy@yahoo.com
- Các hướng nghiên cứu chính: Lý luận về khoa học Thư viện và khoa học Thông tin. Lịch sử sách, thư viện và sự nghiệp thông tin- thư viện. Xử lý thông tin/tài liệu. Phân loại khoa học & phân loại tài liệu.

2. Thông tin chung về học phần
Tên môn học: Tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin
Mã môn học:  LIB 6044
Số tín chỉ: 2
Môn học: Bắt buộc
    • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết:                      20
+ Cemina-Bài tập:             10
+ Thực hành - Thực tập:    00
+ Tự học, tự nghiên cứu : 00
    • Địa chỉ các khoa/bộ môn phụ trách môn học:
+ Khoa Thông tin - Thư viện
+ Tầng 4, Nhà A, 336 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội
+ Điện thoại: 04-8583903

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần
3.1 Mục tiêu chung của học phần:
Sau khi học xong học phần, người học phải nắm được các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xử lý thông tin nhằm trợ giúp tìm kiếm thông tin trong các hệ thống truy hồi thông tin, cũng như trợ giúp sử dụng thông tin. Người học phải biết vận dụng các nguyên tắc nói trên vào từng công việc cụ thể như: định chỉ mục, biên soạn tổng luận khoa học hoặc tiến hành hoạt động tư vấn trợ giúp giải quyết vấn đề trong các cơ quan, tổ chức dựa trên các phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận thông tin.
3.2..Chuẩn đầu ra của học phần
3.2.1. Về kiến thức
- Hiểu rõ các khái niệm: định chỉ mục, ngôn ngữ tư liệu, tổng luận, tư vấn.
- Hiểu rõ các chức năng của việc xử lý phân tích tổng hợp thông tin
- Nắm vững cách sử dụng các ngôn ngữ tư liệu
- Phân tích các đặc điểm của việc định chỉ mục, tổng luận khoa học và tư vấn quản lý
- Nắm được các phương pháp đánh giá định tính và định lượng của các phương thức xử lý phân tích tổng hợp thông tin
- Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý phân tích tổng hợp thông tin
- Hiểu rõ các khía cạnh liên quan đến các cấu trúc dữ liệu hiện đại
- Nắm vững quy trình của các phương thức xử lý phân tích tổng hợp thông tin
- Hiểu biết về tác động của công nghệ hiện đại tới các phương thức xử lý phân tích tổng hợp thông tin
3.2.2. Về kỹ năng
Kỹ năng chọn lựa phương thức xử lý thông tin, và xây dựng quy trình xử lý thông tin phù hợp cho điều kiện cụ thể;
  • Kỹ năng phân tích, đánh giá, chọn lựa các ngôn ngữ tư liệu phù hợp cho điều kiện cụ thể;
  • Kỹ năng ban đầu trong việc đánh giá, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, bình luận thông tin
  • Một số kỹ năng ban đầu trong hoạt động tư vấn trợ giúp giải quyết vấn đề thực tiễn.
3.2.3. Về thái độ
- Yêu thích môn học
- Có trách nhiệm trong công việc xử lý phân tích tổng hợp thông tin
- Tuân thủ quy trình xử lý phân tích tổng hợp thông tin
4. Tóm tắt nội dung học phần
Học phần gồm 5 chương, với 5 nội dung chủ yếu. Nội dung thứ nhất chủ yếu giới thiệu chung về các khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động xử lý phân tích tổng hợp thông tin, có nhấn mạnh tới các khía cạnh của môi trường công nghệ hiện đại. Nội dung thứ 2 đi sâu vào các vấn đề định chỉ mục nhằm trợ giúp cho việc tìm kiếm thông tin trong các hệ thống truy hồi thông tin, trong đó có lưu ý tới việc vận dụng các ngôn ngữ tư liệu và việc sử dụng cấu trúc MARC21 như một cấu trúc mẫu về mô hình tổ chức thông tin tư liệu. Nội dung thứ 3 đề cập đến việc biên soạn bài tóm tắt như một phương thức trung gian giữa trợ giúp tìm kiếm thông tin và trợ giúp sử dụng thông tin. Nội dung thứ 4 giới thiệu phương pháp biện soạn tài liệu tổng luận khoa học nhằm trợ giúp sử dụng thông tin trong việc ra quyết định. Nội dung cuối cùng giới thiệu những cách thức cơ bản của việc tiếp cận một tình huống có vấn đề trong một cơ quan/tổ chức cụ thể nhằm tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề đó.


5. Nội dung chi tiết học phần
5.2 Nội dung cốt lõi  
Nội dung cốt lõi bao gồm: Định chỉ mục, biên soạn bài tóm tắt, biên soạn tổng luận khoa học và tư vấn quản lý.
5.3  Nội dung chi tiết học phần (Tên các chương, mục, tiểu mục)
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái niệm về xử lý thông tin
1.2.  Các chức năng của xử lý thông tin
  1. Trợ giúp quyền truy cập thông tin
  2. Trợ giúp sử dụng thông tin
    1. Các phương thức xử lý thông tin
    2. Đặc điểm của hoạt động xử lý thông tin hiện đại
CHƯƠNG 2: ĐỊNH CHỈ MỤC
  1. Giới thiệu chung
2.1.1. Khái niệm  về định chỉ mục
2.1.2. Các phương thức định chỉ mục
2.1.3. Đánh giá chất lượng các chỉ mục

2. Phương pháp phân tích chủ đề
2.2.1. Giới thiệu chung
2.2.2. Xác định các đặc trưng nội dung tài liệu khoa học
2.2.3. Các đặc trưng của các loại tài liệu khác
2.3. Các ngôn ngữ tư liệu
2.3.1. Khái niệm về ngôn ngữ tư liệu
2.3.2. Sự tương tác chức năng giữa các ngôn ngữ tư liệu
2.3.4. Sử dụng các ngôn ngữ tư liệu trong cấu trúc MARC21
CHƯƠNG 3: TÓM TẮT TÀI LIỆU
3.1. Khái niệm về tóm tắt tài liệu
3.2. Các công dụng của bài tóm tắt
3.3. Quy trình làm bài tóm tắt
3.3.1. Phân tích nội dung tài liệu
3.3.2. Chọn lọc thông tin
3.3.3. Trình bày thông tin
CHƯƠNG 4: TỔNG LUẬN KHOA HỌC
4.1. Giới thiệu chung
4.2. Chức năng của tổng luận
4.3. Các đặc điểm
4.4. Các loại tổng luận
4.4.1. Tổng luận tài liệu
4.4.2. Tổng luận tóm tắt
4.4.3. Tổng luận chuyên ngành
4.4.4. Tổng luận phân tích
4.4.5. Tổng luận tra cứu
4.5. Các yêu cầu đối với tổng luận
4.6. Quy trình biên soạn tổng luận
4.6.1. Lựa chọn hệ thống hoá tài liệu
4.6.2. Thu thập và đánh giá thông tin
4.6.3. Hệ thống hoá và khái quát hoá vấn đề
4.6.4. Kết luận và kiến nghị
4.6.5. Trình bày
4.6.6. Hiệu đính và biên tập
4.6.7. Tổ chức công việc
4.7. Một số kỹ năng thường sử dụng trong biên soạn tổng luận
4.7.1. Thu thập thông tin
4.7.2. Hệ thống hoá và trình bày các nguồn tin tham khảo
4.7.3. Kiểm tra và phát hiện sai sót logic
4.7.4. Tổng hợp và hệ thống hoá thông tin
4.7.5. Bình luận thông tin
4.7.6. Phát hiện vấn đề
4.8. Đánh giá chất lượng tổng luận
4.8.1. Các tiêu chí định lượng
4.8.2. Các tiêu chí định tính
  1. Lịch trình và hình thức tổ chức dạy học
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và học Tổng
Lý thuyết
 
Cemina - Bài tập Thực hành -Thực tập Tự học, tự nghiên cứu
Nội dung 1 02 00     02
Nội dung 2 06 02     08
KIỂM TRA GIỮA KỲ   02     02
Nội dung 3 04 02     06
Nội dung 4 08 02     10
ÔN TẬP, GIẢI ĐÁP THẮC MẮC   02     02
Tổng 20 10     30

7. Học liệu
7.1. Học liệu bắt buộc
1. ISO 5127/6. Documentation & Information - Vocabulary. Part 6: Documentary languages
2. ISO 5963-1985 (E). Documentation - Methods for examining documents, determining their subjects, and selecting indexing terms.
3. ISO 2788 - 1986 (E). Documentation - Guidelines for the establishment & development of monolingual thesauri.
4. Lancaster F.W. Indexing and abstracting in theory and practice.- 2-nd edition, 1998, 412 tr.
7.2. Học liệu tham khảo thêm
6. Georges Van Slyp. Les langues d' indexation conception, construction et utilisation dans les systemes documentaires. Paris, 1987, 277 tr.
7. Eleanor D. Dym, ed. Subject and information analysis.  Oxford, 1982, 481 tr.
8. Milan Kubr. Tư vấn quản lý. Geneva, 1992. 783 tr.
8. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Giảng viên đánh giá và kiểm tra quá trình tham gia vào việc học của sinh viên thông qua các họat động:
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
1 - Đi học đầy đủ, đúng giờ (nghỉ không quá 20% tổng số giờ môn học).
- Các bài tập cá nhân phải nộp đúng hạn.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp theo hướng dẫn của giảng viên.
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học được ghi trong đề cương môn học.
- Đọc tài liệu và chuẩn bị bài trước khi lên lớp
- Tích cực phát biểu xây dựng bải
10% Cá nhân

8.2. Kiểm tra - đánh giá giữa kì (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:

 
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
2 Kiểm tra giữa kỳ: đánh giá lại các kiến thức và kỹ năng thu được sau khi học xong nội dung:1,2 đạt yêu cầu
30%

Cá nhân

8.3. Kiểm tra đánh giá hết học phần (Tỷ lệ điểm, mục đích, yêu cầu, hình thức)
Sinh viên được đánh giá kết quả học tập thông qua các nội dung sau:
STT Hình thức kiểm tra Tỷ lệ
đánh giá
Đặc điểm đánh giá
3 Kiểm tra cuối kỳ:
- Thiếu một điểm thành phần (bài tập, kiểm tra giữa kỳ) thì không có điểm hết môn.
- Đánh giá các mục tiêu môn học đặt ra đạt yêu cầu.

60%

Cá nhân

8.4. Lịch thi, kiểm tra
          - Theo quy định của Trường và Khoa


 

Tác giả bài viết: TT-TV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây