Chương trình đào tạo ngành Thông tin - Thư viện

Thứ tư - 15/07/2020 13:45
Ngành Thông tin - Thư viện là ngành học trọng điểm của Khoa Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đầu ra của ngành là những cử nhân có năng lực chuyên môn thành thao trong việc phát triển nguồn lực thông tin; xử lý thông tin; tổ chức hệ thống tra cứu; lưu giữ, bảo quản tài liệu; số hóa tài liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập số, các sản phẩm thông tin đa phương tiện; tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện đến mọi đối tượng người dùng tin; nắm chắc các hệ quản trị thư viện trong việc quản trị thông tin, tài liệu...
Chương trình đào tạo ngành Thông tin - Thư viện
Chương trình đào tạo ngành Thông tin - Thư viện

Thông tin chung về chương trình đào tạo

  • Tên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Thông tin - Thư viện
    • Tiếng Anh: Library and Information Science
  • Mã số ngành đào tạo:  7320201
  • Thời gian đào tạo: 4 năm 
  • Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân 
  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
    • Tiếng Việt: Cử nhân chương trình chất lượng cao ngành Quản lý thông tin
    • Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Library and Information Science


Mục tiêu đào tạo

Sản phẩm đầu ra của chương trình đào tạo là những cử nhân có năng lực chuyên môn thành thao trong việc phát triển nguồn lực thông tin; xử lý thông tin; tổ chức hệ thống tra cứu; lưu giữ, bảo quản tài liệu; số hóa tài liệu; xây dựng cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập số, các sản phẩm thông tin đa phương tiện; tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện đến mọi đối tượng người dùng tin; nắm chắc các hệ quản trị thư viện trong việc quản trị thông tin, tài liệu. Cử nhân thông tin – thư viện có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo để  giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin - thư viện; có năng lực  tự học suốt đời và khả năng thích ứng cao trong bối cảnh chuyển đổi số và toàn cầu hóa.
 

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu.
  • Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội và Nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu.
  • Ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa khoa học thông tin - thư viện với các ngành khoa học khác.
  • Đánh giá được nhu cầu thông tin của người dùng qua đó xây dựng được chiến lược bổ tài liệu hiệu quả, đồng thời cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp.
  • Đánh giá được các yếu tố tác động  tới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thông tin -thư viện.
  • Đánh giá được các giải pháp công nghệ để tiến hành tin học hóa, tự động hóa hoạt động thông tin - thư viện.
  • Áp dụng được các công cụ, phương pháp, tiêu chuẩn, quy trình và công nghệ vào hoạt động xử lý thông tin: biên  mục mô tả, phân loại, định chủ đề, định từ khóa, chú giải, tóm tắt, tổng luận.
  • Vận dụng các kiến thức chuyên ngành thông tin – thư viện, kinh tế và truyền thông thông để xây dựng và quảng bá các sản phẩm - dịch vụ thông tin.
  • Giải thích vai trò, chức năng và cách thức tổ chức bộ máy tra cứu trong các cơ quan thông tin - thư viện.
  • Phân tích cách thức, quy trình tổ chức, lưu trữ và bảo quản tài liệu (tài liệu in và tài liệu số) trong các cơ quan thông tin - thư viện.
  • Nhận dạng được các vấn đề về chính sách, pháp luật (sở hữu trí tuệ, bản quyền, quyền riêng tư), an ninh thông tin, đạo đức trong lĩnh vực thông tin - thư viện

Về kỹ năng

  • Áp dụng được các tiêu chuẩn nghiệp vụ tiên tiến và các cơ quan thông tin - thư viện.
  • Vận dụng được các kỹ năng thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, phục vụ và khai thác thông tin/tài liệu vào thực tế công việc.
  • Sử dụng được các công cụ phần cứng và phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực thông tin - thư viện.
  • Thu thập và đánh giá được nhu cầu thông tin của người dùng, từ đó tư vấn và cung cấp cho người dùng thông tin phù hợp. Kết hợp được tư duy logic, tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp để giải quyết một vấn đề đặt ra.
  • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề trong công việc của ngành thông tin - thư viện.


Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Cán bộ thông tin, thư viện của các bộ, ban, ngành, vụ, viện từ Trung ương đến địa phương, có thể thực hiện các công việc: xây dựng vốn tài liệu, xử lý tài liệu, biên soạn ấn phẩm thông tin – thư viện, tổ chức bộ máy tra cứu tin, tổ chức và bảo quản tài liệu, tổ chức dịch vụ thư viện và tiến hành các hoạt động marketing trong lĩnh vực thông tin – thư viện.
Cán bộ thực hiện các công việc trong các cơ quan thông tin văn hóa của Trung ương và địa phương; cán bộ cơ quan báo chí truyền thông của các cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ;
Giảng viên của các cơ sở đào tạo ngành Thông tin - Thư viện; Quản trị thông tin;
Có khả năng làm được ở nhiều vị trí, lĩnh vực khác với ngành Thông tin - Thư viện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây