Khoa Thông tin - Thư viện (Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN)http://flis.ussh.edu.vn/uploads/logo-new.png
Thứ ba - 14/07/2020 09:09
Một ngành học với cơ hội nghề nghiệp mở rộng trong nền kinh tế số - kinh tế thông tin; Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, học kỳ doanh nghiệp, các học phần chuyên ngành được đào tạo bằng tiếng Anh - tạo lập cho bạn một nền tảng tốt để trở thành công dân số toàn cầu; Môi trường học tập năng động và sáng tạo, người học được làm chủ tiến trình học tập của mình. Đó là những đặc điểm nổi bật nhất của ngành Quản lý thông tin chất lượng cao, khoa Thông tin - Thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội!
Thông tin chung về chương trình đào tạo
Tên ngành đào tạo:
Tiếng Việt: Quản lý thông tin
Tiếng Anh: Information Management
Mã số ngành đào tạo: 7320205
Thời gian đào tạo: 4 năm
Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
Tên văn bằng sau tốt nghiệp:
Tiếng Việt: Cử nhân chương trình chất lượng cao ngành Quản lý thông tin
Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Information Management (Honors Program)
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ra những chuyên gia thông tin có tư duy hệ thống, tư duy khởi nghiệp, kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tác phong nghề nghiệp chuyên nghiệp và đạo đức để hoạch định chiến lược và triển khai hoạt động quản trị thông tin cho các doanh nghiệp, các tổ chức hay các cơ quan chính phủ. Chuyên gia thông tin tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc tổ quản trị các nguồn lực thông tin, biến thông tin trở thành lợi thế cạnh tranh và nguồn lực sự phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số.
Chuẩn đầu ra dành cho sinh viên
Về kiến thức
Áp dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, thực hành văn bản, tra cứu, quản lý thông tin trong học tập và nghiên cứu.
Vận dụng được các kiến thức cơ bản về Khoa học Xã hội và Nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu.
Ứng dụng được kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá các tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0.
Mô tả được tầm quan trọng và ứng dụng của quản trị thông tin trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Liên kết được các tri thức liên ngành như khoa học thông tin, khoa học quản lý, công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh trong việc phân tích, thiết kế hệ thống thống tin trong tổ chức, doanh nghiệp.
Vận dụng được những kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật, văn hóa, đạo đức, chính trị và xã hội để giải quyết được các vấn đề cụ thể nảy sinh trong các hoạt động quản trị thông tin.
Đánh giá được hiệu quả hoạt động của một hệ thống thông tin.
Phân tích được cấu trúc, thành tố và quy trình của một hệ thống thông tin.
Đánh giá được các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị thông tin trong một tổ chức, doanh nghiệp.
Vận dụng các nguyên lý cơ bản, tư duy hệ thống, tư duy logic và các công cụ, quy tắc, tiêu chuẩn và như công nghệ hiện đại để thu thập thu thập, đánh giá xử lý, lưu trữ, phổ biến và sử dụng thông tin.
Áp dụng quy trình và các yêu cầu thiết kế, phát triển và phân phối các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp với yêu cầu của khách hàng thông qua việc phân tích và giải thích được hành vi thông tin của con người.
Phân tích được dữ liệu định tính và định lượng trên cơ sở đó mô hình hóa dữ liệu.
Phân tích được mối liên hệ giữa dữ liệu lớn, vạn vật kết nối với các lĩnh sản xuất và kinh doanh.
Đánh giá được tầm quan trọng của sự chuyên nghiệp, vấn đề pháp lý và đạo đức trong quản trị thông tin và an ninh thông tin ở các cấp độ khác nhau.
Về kỹ năng
Vận dụng kỹ năng phân tích thiết kế để xây dựng được hệ thống thông tin theo hướng người dùng.
Sử dụng các công cụ để khai phá, phân tích và mô hình hóa dữ liệu.
Triển khai được quy trình quản trị thông tin trong một tổ chức bao gồm thu thập, xử lý, tổ chức, lưu trữ và phân phối thông tin.
Kết hợp được tư duy logic, tư duy phản biện, đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp để giải quyết một vấn đề đặt ra.
Thể hiện được các kỹ năng cá nhân như kỹ năng nghe, đàm phán, thuyết phục, thuyết trình, kỹ năng phản biện, khả năng liên kết dữ liệu, sự kiện và ý tưởng vào một tranh luận hoặc bài viết được cấu trúc chặt chẽ và logic.
Sử dụng tiếng Anh ở bậc 4/6 (B2) theo Khung Năng lực ngoại ngữ Việt Nam để giao tiếp và viết khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh.
Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1: Chuyên viên quản lý thông tin và hỗ trợ kinh doanh
Chuyên gia quản lý thông tin (Information Management Specialist);
Chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống thông tin (Information System Analyst)
Chuyên viên tư vấn xây dựng hệ thống thông tin (Information System Consultant).
Chuyên viên phân tích quản lý thông tin (Information Management Analyst)
Chuyên viên phân tích thông tin (Information Analyst)
Chuyên viên phân tích số liệu (Data Analyst)
Chuyên viên phân tích SEO (Search Engine Optimization analyst)
Chuyên viên quản trị nội dung website (Content Management Specialist)
Chuyên viên quản lý thông tin và dữ liệu (Data & Information Management Officer)
Chuyên viên quản lý hồ sơ và thông tin (Information and Records Management Governance Specialist)
Nhân viên văn phòng (Administation Officer)
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh (Sale Assitant)
Nhân viên hỗ trợ truyền thông (Public Relations Assitant)
Nhân viên quản lý thông tin và phân tích kinh doanh (Business Analyst - Information Management)
Nhóm 2: Chuyên gia quản trị thông tin
Có thể trở thành Giám đốc thông tin trong các cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp (Chief Information Officer)
Nhóm 3: Nhóm nghiên cứu và giảng viên
Giảng viên, nhà nghiên cứu, tư vấn về lĩnh vực quản trị dữ liệu, thông tin và tri thức (Lecturer and Researcher).