Ứng dụng AI trong đổi mới giảng dạy môn Tiếng Việt, Ngữ văn

Thứ bảy - 17/05/2025 09:33
Trong hai ngày 12 và 13/5 vừa qua, Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức thành công khóa học “Ứng dụng AI trong đổi mới giảng dạy môn Tiếng Việt, Ngữ văn” dành cho các giáo viên chuyên văn dạy ở bậc tiểu học, THCS và THPT
Đây là một trong những sự kiện trong chuỗi khoá học Đột phá cùng Gen AI trong giảng dạy và nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hợp tác với tập đoàn Meta. Sự kiện không chỉ cập nhật công nghệ mới mà còn truyền cảm hứng đổi mới đến từng thầy cô giáo tham dự. Khóa học đã quy tụ đông đảo thầy cô giáo, những người đang trực tiếp mang tri thức đến cho học sinh, với chung một khát vọng: Làm
mới cách dạy Văn – môn học vốn giàu cảm xúc – bằng sức mạnh công nghệ hiện đại.
z6597503162152 df22461df0a2353ca62b943768de0ede
Các thầy cô giáo và học viên chụp ảnh lưu niệm
Khóa học là hành trình khám phá những ứng dụng thiết thực của trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy Văn học, mở ra nhiều chân trời sáng tạo mới. Trong buổi học đầu tiên, các thầy cô đã được hướng dẫn cách sử dụng AI để xây dựng giáo án và bài giảng trình chiếu một cách sinh động, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn giữ vững chất lượng chuyên môn.
Tiếp đó, học viên được trải nghiệm việc sử dụng AI để tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, video, âm thanh phục vụ bài giảng – một kỹ năng quan trọng trong bối cảnh thông tin ngày càng phong phú và đa dạng. Những đoạn phim tư liệu quý giá, hình ảnh minh họa sống động hay âm thanh mô phỏng đậm chất văn học giúp góp phần đưa học sinh đến gần hơn với thế giới tác phẩm.
z6597503190718 69c8a7c274281ba6a8b9bd4f035eb67e
Giảng viên TS. Đào Minh Quân - hướng dẫn thày cô ứng dung Gen AI trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá
Khóa học khép lại bằng hoạt động thực hành thiết kế sách điện tử – nơi mỗi thầy cô trở thành một "nhà xuất bản" sáng tạo. Từ truyện ngắn đến bài thơ, từ hình ảnh minh họa đến hiệu ứng chuyển động, những cuốn sách số do chính giáo viên tạo ra không chỉ là công cụ dạy học mà còn là tác phẩm nghệ thuật đầy cảm hứng.
1Giảng viên ThS Nguyễn Thị Phương - hướng dẫn các thầy cô xây dựng sách điện tử
Một điểm nhấn nổi bật khác là ứng dụng AI trong tạo đề, chấm bài và chữa bài. Từ việc tạo nhanh đề kiểm tra đa dạng, đến việc dùng công cụ AI để đưa ra nhận xét chi tiết, cá nhân hóa phản hồi cho từng học sinh – tất cả đều góp phần giảm tải cho giáo viên và nâng cao hiệu quả đánh giá. Đặc biệt, việc thiết kế các trò chơi học tập bằng AI cũng giúp cho giờ học Văn trở nên thú vị và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Những công cụ như ChatGPT, Diffit, Canva AI, Slidego, Gamma, Curipod, NotebookLM, Gemini, AI Studio, Quizizz, Wordwall, Kahoot! Educaplay … đã biến ý tưởng giảng dạy thành sản phẩm trực quan đầy cuốn hút.
Khóa học không chỉ cung cấp kỹ năng, mà còn khơi dậy trong mỗi giáo viên niềm đam mê sáng tạo, tinh thần học hỏi không ngừng và sự tự tin bước vào hành trình chuyển đổi số trong giáo dục. Đó là một trải nghiệm quý báu, một bước tiến mạnh mẽ đưa môn Văn đến gần hơn với nhịp sống đương đại – nơi công nghệ không làm nhạt màu cảm xúc, mà ngược lại, giúp Văn học lan tỏa sâu sắc hơn trong tâm hồn học sinh.
Một số hình hình trong lớp học:
z6597616040251 6e22496509ad9529eedcfaef10798659z6597503196924 aa36f0defcbdace86b503d9c7f82d687z6597616034414 5cfdc27157c1ac86d827d145da4daabc
z6597616024230 48c016237d2db4b31c1083dc95b62eddz6597616029909 6d737f29119333dabd0bbc7b5b37afcb

Tác giả bài viết: Flis Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây