Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Thông tin - Thư viện

Thứ sáu - 24/07/2020 13:26
Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Thông tin - Thư viện
Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Thông tin - Thư viện

Thông tin chung về chương trình đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Khoa học Thông tin - Thư viện
    • Tiếng Anh: Library and Information Science
  • Mã số chuyên ngành đào tạo:
  • Tên ngành đào tạo:
    • Tiếng Việt: Thông tin - Thư viện
    • Tiếng Anh: Library and Information
  • Trình độ đào tạo: Tiến sĩ
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:
    • Tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Thông tin - Thư viện
    • Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Library and Information

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tiến sĩ

Yêu về chất lượng luận án

Luận án phải là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, có đóng góp mới cho việc giải quyết vấn đề khoa học, lý luận hoặc thực tiễn đang đặt ra phù hợp với chuyên ngành khoa học TT-TV;

Đề tài luận án là một vấn đề lý luận hoặc thực tiễn đang đặt ra đối với ngành TT-TV, cần giải quyết một cách sáng tạo, có lý luận, đòi hỏi tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển tri thức khoa học của lĩnh vực TT-TV;

Đề tài luận án được tiểu ban chuyên môn ngành TT-TV thông qua trong quy trình xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Nghiên cứu sinh phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu trước Bộ môn chuyên môn chậm nhất 03 tháng sau khi nhận đề tài luận án và báo cáo kết quả nghiên cứu 06 tháng 01 lần trong thời gian thực hiện luận án. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc giao đề nghị cho bảo vệ luận án;

Kết quả nghiên cứu trong luận án phải là sản phẩm nghiên cứu của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học nghiên cứu sinh và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào của người khác. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của tập thể trong đó tác giả có đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể cho phép tác giả sử dụng kết quả chung để viết luận án;

Luận án được trình bày theo mẫu quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, có khối lượng không quá 300 trang A4,  không kể phụ lục, trong đó có cam đoan của nghiên cứu sinh về nội dung luận án,  ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh;

Tóm tắt luận án có khối lượng không quá 24 trang A5 phản ánh trung thực kết cấu bố cục, nội dung và ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận án;

Bản thông tin luận án trình bày những nội dung cơ bản, nội dung mới và đóng góp quan trọng nhất, có khối lượng từ 300 đến 500 chữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Trong thời gian theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ có tối thiểu  02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong đó có tối thiểu 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/ Scopus hoặc 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có uy tín xuất bản bằng tiếng nước ngoài có phản biện, có mã số ISBN hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài.
 

Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

  • Kiến thức chung
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Kiến thức học phần và chuyên đề nghiên cứu sinh

Yêu cầu về năng lực nghiên cứu

Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

Có năng lực phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề khoa học cơ bản và thực tiễn xã hội liên quan đến chuyên môn nghiên cứu. Có các kĩ năng tư duy phản biện khoa học và phản biện các vấn đề liên quan đến chuyên môn. Có các kĩ năng viết tổng quan khoa học, thuyết trình và thuyết minh các vấn đề khoa học, công bố kết quả nghiên cứu.
 

Vị trí việc làm mà nghiên cứu sinh có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Giảng dạy ngành TT-TV tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
  • Nghiên cứu viên tại các viện/ trung tâm NCKH và các cơ quan chuyên môn về khoa học TT-TV;
  • Tham gia tốt công tác quản lý Nhà nước về ngành TT-TV;
  • Chuyên gia tư vấn tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước cần đến nghiệp vụ quản trị cơ quan TT-TV;
  • Tham gia công tác quản lý, hoạt động chuyên môn tại các cơ quan TT-TV;
  • Tham gia tốt các công tác quản lý, hoặc tác nghiệp của bất cứ ngành nào về khoa học xã hội và quản lý xã hội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây