Chương trình đào tạo ngành thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành Thông tin - Thư viện

Thứ sáu - 24/07/2020 13:18
Chương trình đào tạo ngành thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành Thông tin - Thư viện

Thông tin chung về chương trình đào tạo

  • Tên chuyên ngành đào tạo
    • Tiếng Việt: Khoa học Thông tin - Thư viện
    • Tên tiếng Anh: Library and Information Science
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 32 02 03
  • Tên ngành đào tạo: Thông tin – Thư viện
    • Tiếng Việt: Thông tin – Thư viện
    • Tên tiếng Anh: Library and Information
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 24 tháng (02 năm)
  • Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp
    • Tiếng Việt: Thạc sĩ  Thông tin – Thư viện
    • Tiếng Anh: The Degree of Master in Library and Information Science

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Về kiến thức

  • Làm chủ kiến thức chuyên ngành thông tin – thư  viện
  • Có thể đảm nhiệm công việc  của chuyên gia thông tin – tư viện
  • Có năng lực tư duy phản biện. Nắm vững phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học của ngành.
  • Có kiến thức chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ nghiên cứu và tiến sĩ ngành thông tin – thư viện
  • Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ mội trường liên quan tới lĩnh vực được đào tạo

Về kỹ năng

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xẩy ra, không có tính quy luật, khó dự báo trong lĩnh vực thông tin – thư viện
  • Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm các biên pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực thông tin – thư viện
  • Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề liên quan tới ngành thông tin thư viện
  • Có thể diễn đạt được bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường
  • Có thể viết các báo cáo liên quan tới công việc chuyên môn, có thể trình bày rõ ràng một ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ

Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Làm việc trong các cơ quan thông tin, thư viện của các bộ, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và nghề nghiệp... trên từng vị trí công tác: Xây dựng, phát triển nguồn lực thông tin; Xử lý, bao gói thông tin để tạo dựng các sản phẩm & dịch vụ thông tin; Tổ chức lưu giữ, bảo quản và phục vụ thông tin theo truyền thống và hiện đại. Thành thạo trong việc cài đặt và sử dụng các phần mềm ứng dụng. Tổ chức nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động khác của đơn vị công tác;
  • Có thể làm việc tại các vị trí khác của các cơ quan khác: Công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ tài liệu; Các nhà xuất bản; Các cơ sở giáo dục & đào tạo; Cơ quan quản lý Nhà nước; Viện nghiên cứu KH&CN; Các cơ quan báo chí, truyền thông; Các cơ quan quản lý văn hóa; Thống kê KH&CN; Các cơ quan an ninh, quốc phòng...;
  • Có khả năng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo đại học của ngành:  trình độ đại học và cao đẳng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây