Chương trình đào tạo ngành Quản lý thông tin điều chỉnh năm 2023

Thứ hai - 18/09/2023 11:23
Chương trình đào tạo ngành Quản lý thông tin điều chỉnh năm 2023 ban hành theo Quyết định số 3212/QĐ-XHNV ngày 25/8/2023
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN LÝ THÔNG TIN
MÃ SỐ: 7320205
(Ban hành theo Quyết định số           /QĐ-XHNV, ngày      tháng 8 năm 2023
của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
 

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Thông tin chung về chương trình đào tạo

  • Tên ngành đào tạo:
Tiếng Việt: Quản lý thông tin
Tiếng Anh: Information management
  • Mã số ngành đào tạo: 7320205
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
  • Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:
Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quản lý thông tin
Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Information Management
  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy hệ thống, có kiến thức và kĩ năng chuyên môn thực tế vững chắc trong lĩnh vực quản trị thông tin; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyên môn; có năng lực xử lý thông tin và phân tích dữ liệu, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, lên kế hoạch triển khai hoạt động quản trị thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc, tuân thủ chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình đào tạo ngành Quản lý thông tin trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên:
- Hệ thống kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật đại cương phù hợp với ngành được đào tạo. Hệ thống các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
- Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị thông tin trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội để từ đó định hướng phát triển chuyên môn sâu cho cá nhân;
- Các tri thức liên ngành của khoa học thông tin, khoa học quản lý, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, truyền thông và pháp luật. Thông qua đó sinh viên có cái nhìn đa chiều và tư duy mở trong cách tiếp cận giải quyết các vấn đề chuyên môn;
- Các kiến thức chuyên sâu về quản trị thông tin như: nhận diện nhu cầu thông tin, thu thập, xử lý, phân tích, tổ chức, lưu trữ và phân phối thông tin, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, tổ chức thông tin trong doanh nghiệp, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, khoa học dữ liệu, quản trị dự án, hành vi thông tin, kiến trúc thông tin,... Đồng thời được rèn luyện khả năng nhận xét, phân tích, đánh giá và phản biện, trên cơ sở đó có thể chủ động xử lý và giải quyết các vấn đề trong quản trị thông tin;
- Áp dụng các kiến thức quản trị thông tin được đào tạo vào hoạt động thực tiễn trong cuộc sống, trong đơn vị công tác;
- Ứng dụng những công cụ và giải pháp của công nghệ thông tin vào giải quyết các bài toán về quản trị thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp;
- Sử dụng được ngoại ngữ để làm việc trong môi trường có yêu cầu sử dụng tiếng Anh;
- Có phẩm chất chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có tác phong công nghiệp và thái độ làm việc nghiêm túc, đáp ứng các yêu cầu thực tế của xã hội, đồng thời thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, sáng tạo trong công việc. Có khả năng đảm nhiệm được các vị trí của ngành, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, học tập trình độ cao hơn.

3.  Thông tin tuyển sinh

3.1.Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố hàng năm.
3.2.Đối tượng dự tuyển: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố hàng năm.
3.3.Dự kiến quy mô tuyển sinh: Theo chỉ tiêu được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt và theo Đề án Tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố hàng năm.
 
 

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Chuẩn đầu ra về kiến thức

PLO 1. Vận dụng kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật trong các hoạt động nghiệp vụ, nghiên cứu và thực tiễn;
PLO 2. Sử dụng kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;
PLO 3. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn vào trong học tập và nghiên cứu, cũng như ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên để phân tích, đánh giá tư liệu khoa học xã hội, thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0;
PLO 4. Tổng hợp được các tri thức liên ngành của khoa học thông tin, khoa học quản lý, công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, truyền thông và pháp luật để áp dụng vào xử lý các vấn đề trong quản trị thông tin;
PLO 5. Đánh giá được tầm quan trọng và khả năng ứng dụng của quản trị thông tin trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội;
PLO 6. Vận dụng các nguyên lý cơ bản, tư duy hệ thống, tư duy logic, các quy trình và các công cụ, quy tắc, tiêu chuẩn, công nghệ hiện đại để thu thập, xử lý, tổ chức, lưu trữ và phân phối thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp;
PLO 7. Áp dụng kiến thức về văn hóa, sở hữu trí tuệ, quản trị và tư duy tổ chức vào hoạt động quản trị thông tin và tri thức trong doanh nghiệp. Vận dụng các nguyên lý của khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị tri thức, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin để xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp;
PLO 8. Phân tính hành vi thông tin và tương tác của người dùng trong môi trường số để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thiết kế giao diện theo hướng người dùng, triển hoạt động marketing trên môi trường số, tổ chức quản trị mối quan hệ khác hàng;
PLO 9. Tổng hợp, phân tích, diễn giải và mô hình hóa được dữ liệu định lượng và định tính phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và trong công việc;
PLO 10. Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề pháp lý, đạo đức, tiêu chuẩn và chính sách trong quản trị thông tin và trong việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho các cá nhân, tổ chức.

2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng

PLO 11. Vận dụng kiến thức và kĩ năng được học để phân tích, thiết kế hệ thống thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp;
PLO 12. Lập kế hoạch và triển khai quy trình quản trị thông tin trong một tổ chức bao gồm thu thập, xử lý, tổ chức, lưu trữ và phân phối thông tin;
PLO 13. Kết hợp các kiến thức và kĩ năng về quản lý, năng lực số, năng lực thông tin, truyền thông và maketing để tổ chức các hoạt động quản trị thông tin trong tổ chức;
PLO 14. Thể hiện được các kĩ năng cá nhân như kĩ năng nghe, đàm phán, thuyết phục, thuyết trình, kĩ năng phản biện, khả năng liên kết dữ liệu, sự kiện và ý tưởng khi giải quyết hoặc trình bày một vấn đề cụ thể;
PLO 15. Sử dụng được Ngoại ngữ ở trình độ B1, tương đương trình độ bậc 3 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Về mức tự chủ và trách nhiệm

PLO 16. Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động;
PLO 17. Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Quản lý thông tin người học có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp với các vị trí như chuyên viên quản trị thông tin và hỗ trợ kinh doanh, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, phân tích thông tin và số liệu, phân tích SEO và quản trị nội dung website, quản lý hồ sơ và thông tin, nhân viên văn phòng, hỗ trợ truyền thông, phân tích kinh doanh, quản trị hạ tầng công nghệ thông tin,...Có thể trở thành giảng viên, nhà nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có năng lực tự học suốt đời, học sau đại học ngành quản lý thông tin và các ngành có liên quan;
Tham gia cộng đồng học thuật/chuyên môn ngành quản lý thông tin và các khoa học liên ngành như công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, truyền thông, khoa học quản lý.
 
 

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Kĩ năng bổ trợ): 127 tín chỉ
  • Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Kĩ năng bổ trợ):
21 tín chỉ
  • Khối kiến thức theo lĩnh vực:
24 tín chỉ
          + Bắt buộc 18 tín chỉ
          + Tự chọn 6/18 tín chỉ
  • Khối kiến thức theo khối ngành:
20 tín chỉ
          + Bắt buộc 11 tín chỉ
          + Tự chọn 9/27 tín chỉ
  • Khối kiến thức theo nhóm ngành:
15 tín chỉ
          + Bắt buộc 9 tín chỉ
          + Tự chọn kiến thức chuyên sâu của ngành 6/12 tín chỉ
          + Tự chọn kiến thức liên ngành 6/12 tín chỉ
  • Khối kiến thức ngành:
47 tín chỉ
          + Bắt buộc 15 tín chỉ
           + Tự chọn 18/42 tín chỉ
+ Thực tập, thực tế 9 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp/ Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp: 5 tín chỉ


    
 

2. Khung chương trình đào tạo

STT Mã học phần
Học phần
 
Số tín chỉ Số giờ học tập Mã số
học phần
tiên quyết
Lí thuyết1 Thực hành2 Tự học3
I   Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Kĩ năng bổ trợ) 21        
  1.  
PHI1006 Triết học Mác Lê nin
Philosophy of marxism and Leninism
3 42 6 102  
  1.  
PEC1008 Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
Political economics of marxism and leninism
2 20 20 60 PHI1006
  1.  
PHI1002 Chủ nghĩa xã hội khoa học
Scientific Socialism
2 28 4 68 PHI1006
  1.  
HIS1001 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam History of  Vietnamese communist party 2 28 4 68  
  1.  
POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh Ideology                            
2 28 4 68  
  1.  
THL1057 Nhà nước và Pháp luật đại cương
General State and Law
2 20 20 60 PHI1006
  1.  
FLF1107 Tiếng Anh B1
English B1
5 20 70 160  
  1.  
INT1004 Tin học cơ sở
Basic Informatics
3 30 30 90  
  1.  
  Kĩ năng bổ trợ
Soft Skills
3        
  1.  
  Giáo dục thể chất
Physical Education
4        
  1.  
  Giáo dục quốc phòng - an ninh
National Defence Education
8        
II   Khối kiến thức theo lĩnh vực 24        
II.1   Các học phần bắt buộc 18        
  1.  
MNS1053 Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Research Methods
3 42 6 102  
  1.  
HIS1056 Cơ sở văn hóa Việt Nam
Fundamentals of Vietnamese Culture
3 42 6 102  
  1.  
HIS1053 Lịch sử văn minh thế giới
History of World  Civilization
3 42 6 102  
  1.  
PHI1054 Logic học đại cương
General Logics
3 42 6 102  
  1.  
PSY1051 Tâm lý học đại cương
General Psychology
3 42 6 102  
  1.  
SOC1051 Xã hội học đại cương
General Sociology
3 42 6 102  
II.2   Các học phần tự chọn 6/18        
  1.  
INE1014 Kinh tế học đại cương
General Economics
2 26 8 66  
  1.  
POL1053 Hệ thống chính trị Việt Nam
Vietnam’s Political System
2 28 4 68  
  1.  
ITS1051 Hội nhập quốc tế và phát triển
International Integration and Development
2 28 4 68  
  1.  
EVS1001 Môi trường và phát triển
Environment and Development
2 28 4 68  
  1.  
LIB1050 Nhập môn năng lực thông tin
Introduction to Information Literacy
2 28 4 68  
  1.  
MAT1078 Thống kê cho khoa học xã hội
Statistics for Social Sciences
2 26 8 66  
  1.  
LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt
Practicing on Vietnamese Texts
2 20 20 60  
  1.  
LIT1054 Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng
Creative thinking and design thinking
2 24 12 64  
  1.  
LIT1053 Viết học thuật
Academic writing
2 30 0 70  
III   Khối kiến thức theo khối ngành 20        
III.1   Các học phần bắt buộc 11        
  1.  
MNS1054 Khởi nghiệp
Start-up
3 42 6 102  
  1.  
INF1107 Niên luận
Annual Essay
2 0 0 100  
  1.  
INF1100 Nhập môn quản trị thông tin
Introduction to Information Management
3 42 6 102  
  1.  
INF2005 Nhập môn lập trình cơ bản
Introduction to Programming
3 30 30 90  
III.2   Các học phần tự chọn 9/31        
  1.  
FLH1155 Tiếng Anh Khoa học Xã hội và Nhân văn 1
English for Social Sciences and Humanities 1
4 16 80 104  
  1.  
MNS1100 Khoa học quản lý đại cương
Introduction to Management
3 42 6 102  
  1.  
PRS1100 Quan hệ công chúng đại cương
Fundamentals of Public Relations
3 39 12 99  
  1.  
SOC3006 Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
Sociology of Mass communication and Public opinion
3 42 6 102  
  1.  
INF1108 Hành vi thông tin
Information behaviour
3 42 6 102  
  1.  
LIB1101 Văn bản học
Document Study
3 42 6 102  
  1.  
LIB2001 Thông tin học đại cương
Introduction to Information Science
3 42 6 102  
  1.  
INF1109 Nhập môn quản trị kinh doanh
Introduction to Business Management
3 42 6 102  
  1.  
INF1101 Lý thuyết hệ thống
Systems Theory
3 42 6 102  
  1.  
INF1103 Thiết kế và kiến trúc thông tin
Information Architecture and Design
3 42 6 102  
IV   Khối kiến thức theo nhóm ngành 15        
IV.1   Các học phần bắt buộc 9        
  1.  
INF2009 Thu thập và tổ chức thông tin
Information Organisation and Retrieval
3 42 6 102  
  1.  
INF2007 Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Decision support systems
3 42 6 102  
  1.  
INF2010 Hệ thống thông tin doanh nghiệp
Business information system
3 42 6 102  
IV.2   Các học phần tự chọn 6/12        
IV.2.1   Định hướng kiến thức chuyên sâu của ngành          
  1.  
LIB1168 Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu
Database Design and Management
3 39 12 99  
  1.  
LIB3045 Thông tin đa phương tiện
Multi-media information
3 42 6 102  
  1.  
LIB1102 Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý
Information for Leaders and Managers
3 42 6 102  
  1.  
LIB3132 Thư viện số
Digital Libraries
3 42 6 102  
IV.2.2   Định hướng kiến thức liên ngành 6/12        
  1.  
MNS1150 Đại cương về sở hữu trí tuệ
General Intellectual Property
3 42 6 102  
  1.  
PRS3004 Tổ chức sự kiện
Event Management 
3 30 30 90  
  1.  
MNS1101 Văn hoá tổ chức
Organizational Culture
3 42 6 102  
  1.  
ARO1160 Các lý thuyết quản trị
Management Theories
3 42 6 102  
V   Khối kiến thức ngành 47        
V.1   Các học phần bắt buộc 15        
  1.  
LIB3125 Xử lý thông tin 1
Information Processing 1
3 42 6 102  
  1.  
LIB3126 Xử lý thông tin 2
Information Processing 2
3 42 6 102  
  1.  
LIB3074 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Information System Analysis and Design
3 42 6 102  
  1.  
INF1102 Nhập môn khoa học dữ liệu
Introduction  to Data science
3 42 6 102  
  1.  
LIB3122 Nhập môn quản trị dự án
Introduction to Project Management
3 42 6 102  
V.2   Các học phần tự chọn 18/42        
  1.  
INF3011 Marketing trong môi trường số
Marketing in digital age
3 42 6 102  
  1.  
INF3013 Truyền thông và ứng xử trong doanh nghiệp
Communication and behavior in organization
3 42 6 102  
  1.  
INF3018 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Search Engine Optimization
3 42 6 102  
  1.  
INF3025 Thiết kế theo hướng người dùng
User Experience Design and Usability
3 42 6 102  
  1.  
SOC1101 Nhập môn xử lý dữ liệu định lượng
Introdution to Quantitative Analysis
3 42 6 102 SOC1051, MNS1053
  1.  
LIB3077 Hệ thống thông tin quản lý
Management Information System
3 42 6 102  
  1.  
LIB3127 Truyền thông xã hội trong quản lý thông tin
Multimedia Communication in Information Management
3 33 24 93  
  1.  
MNS3038 Kỹ năng quản lý
Management Skills
3 42 6 102  
  1.  
LIB3108 Quản trị thông tin khách hàng
Customer Relationship Management
3 42 6 102  
  1.  
INF3026 Năng lực số
Digital Literacy
3 33 24 93  
  1.  
LIB3073 Thiết kế và quản trị nội dung website
Website Management and Design
3 33 24 93  
  1.  
INF2006 Khai phá dữ liệu và phân tích mạng xã hội
Data Mining and Social Listening
3 33 24 93  
  1.  
INF3027 Quyền Sở hữu trí tuệ trong môi trường số
Intellectual Property Rights in Digital Environment
3 42 6 102  
  1.  
INF3028 Quản lý khu vực công
Public Sector Management
3 42 6 102  
V.3   Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 14        
  1.  
INF4006 Thực tập thực tế
Workshops
4 0 0 200  
  1.  
INF4007 Thực tập tốt nghiệp
Fieldwork
5 0 0 250  
  1.  
INF4050 Khóa luận tốt nghiệp
Final Project
5 0 0 250  
    Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp          
  1.  
LIB3123 Bảo mật và an toàn thông tin
Privacy and Information Security
3 33 24 93  
  1.  
INF4051 Chính sách quản lý thông tin
Information managerment policy
2 28 4 68  
Tổng cộng 127        
Ghi chú: Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
(1): Lí thuyết.
(2): Thực hành, thí nghiệm, thảo luận.
(3): Thực tập, nghiên cứu, tự học có kiểm tra đánh giá.
 

 

Tác giả bài viết: Flis Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây